Trước hành động đơn phương và phi lý của Trung Quốc khi ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Hội Ngề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động này, đồng thời đề nghị các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương phối hợp để hỗ trợ ngư dân sản xuất.

Hội Nghề cá: Quy chế cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị

Trí Lâm | 26/03/2018, 13:51

Trước hành động đơn phương và phi lý của Trung Quốc khi ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Hội Ngề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động này, đồng thời đề nghị các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương phối hợp để hỗ trợ ngư dân sản xuất.

Theo công văn vừa gửi các cơ quan chức năng, Hội nghề cá cho biết, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo điều chỉnh quy chế cấm đánh bắt cá trên biển bao gồm một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có hiệu lực từ 12 giờ ngày 1.5.2018 đến 12 giờ ngày 16.8.2018 đã gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Hội nghề cá kịch liệt phản đối hành động cấm đánh bắt cá đơn phương, hết sức phi lý và không có giá trị pháp lý của Trung Quốc.

Cũng theo hội này, hành động này đãvi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam có biện pháp hữu hiệu sớm ngăn chặnđể chấm dứt hành động trên của Trung Quốc; cần thường xuyên có lực lượng tàu chấp pháp trên biển để tăng cường công tác bảo vệ ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tăng cường tuyêntruyền, động viên ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất; phổ biến pháp luật cho ngư dân hiểu thêm về chủ quyền biển đảo, đồng thời khuyến cáo ngư dân không vi phạm đánh bắt trong các vùng biển các nước.

Cùng với đó là hướng dẫn ngư dân đánh bắt theo mô hình tổ, đội để kịp thời hỗ trợ nhau trên biển. Cơ quan chức năng cần tăng cường hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân…

Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 22.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc.

“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, Người phát ngôn nói.

Cũng theo bà Hằng, quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Việc này cũng trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam -Trung Quốc, không phù hợp với thỏa thuận quan trọng Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển. Không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông và xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội Nghề cá: Quy chế cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị