Ngày 21.1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo vụ án tham nhũng kinh tế xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines). Phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Quốc Thành, Chánh tòa Hình sự làm chủ tọa phiên tòa.

Hoãn phiên tòa xét xử vụ tham nhũng tại Vinashinlines

Theo SGGP | 22/01/2017, 05:46

Ngày 21.1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo vụ án tham nhũng kinh tế xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines). Phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Quốc Thành, Chánh tòa Hình sự làm chủ tọa phiên tòa.

Các bị cáo được đưa ra xét xử về tội 'Tham ô tài sản" gồm có: Trần Văn Liêm (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên Tổng giám đốc Vinashinline), Giang Kim Đạt (ở quận Bình Thạnh, TP. HCM, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines) và Trần Văn Khương (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines; bị cáo còn lại là Giang Văn Hiển (ở Quận 2, TP. HCM) bị truy tố xét xử về tội "Rửa tiền". Đáng chú ý, bị cáo Hiển chính là bố đẻ của bị cáo Giang Kim Đạt. Đặc biệt, đây cũnglà một trong những đại án kinh tế, tham nhũng được Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương yêu cầu sớm đưa ra xét xử.

Tại phiên tòa xét xử, sau khi công bố thông tin về việc một số luật sư bào chữa cho bị cáo có đơn đề nghị hoãn phiên tòa do đang bận tham gia phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tại TP.HCM, cùng một số người liên quan cũng vắng mặt, hội đồng xét xử đã hội ý và quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng kinh tế xảy ra tại Vinashinlines. Phiên tòa dự kiến mở lại vào ngày 16.2 tới

Theo cáo trạng của vụ án, từ tháng 7.2006 đến tháng 3.2007, Trần Văn Liêm ký hợp đồng mua 3 tàu: Vinashin Summer, Vinashin Island, Vinashin Phoenix và giao Giang Kim Đạt đàm phán mua tàu. Đạt đã đàm phán với công ty môi giới là Marvin Shipping LTD mua tàu Vinashin Summer của Panama với giá 6,25 triệu USD và được hưởng 2% trên tổng giá trị hợp đồng mua tàu.

Tiếp đó mua tàu Vinashin Island từ Croatia, giá 5,95 triệu USD, hoa hồng 3,75%. Còn mua tàu Vinashin Phoenixtừ Hy Lạp, giá 21,55 triệu USD với hoa hồng 2%. Qua các phi vụ mua bán này, các bị cáo đã hưởng lợi và chiếm đoạt số tiền gần 11,5 tỉđồng của Vinashinlines.

Ngoài ra, các bị cáo còn có hành vi chiếm đoạt tiền cho thuê ngoài hợp đồng đối với 9 con tàu. Cụ thể, trong thời gian từ tháng 5.2006 đến tháng 6.2008, thông qua các công ty môi giới, Liêm, Đạt và Khương thỏa thuận với các chủ tàu, gửi giá cước cho thuê ngoài hợp đồng 9 con tàu để chiếm đoạt của Vinashinlines gần 250 tỉđồng.

Trong đó, bị cáo Trần Văn Liêm được hưởng lợi hơn 3,1 tỉđồng bao gồm 40.000 USD, 1 căn chung cư tại dự án Sài Gòn Pearl và 1 ô tô hiệu Mercedes. Trần Văn Khương tuy không thừa nhận nhưng Cơ quan điều tra kết luận bị cáo đã chiếm đoạt 110.000 USD. Giang Kim Đạt chiếm đoạt hơn 255,6 tỉđồng.

Về hành vi của Giang Văn Hiển, qua điều tra làm rõ, Hiển đã mở 22 tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau nhằm giúp Đạt rửa tiền đã tham ô. Các công ty nước ngoài đã 92 lần chuyển tiền vào các tài khoản này với tổng số gần 16 triệu USD. Sau đó, Hiển rút ra giao Đạt để Đạt đưa lại cho Liêm và Khương một phần. Còn lại, Hiển mua 40 bất động sản đứng tên mình và người thân, mua đi bán lại 13 ô tô nhằm hợp thức hóa nguồn tiền mà con trai đã tham ô, chiếm đoạt của Vinashinlines.

Theo Minh Khang/SGGP
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoãn phiên tòa xét xử vụ tham nhũng tại Vinashinlines