Làm thế nào để mua được nông sản sạch, an toàn cho bữa ăn gia đình hằng ngày là mối bận tâm lớn của không ít người tiêu dùng. Tuy nhiên, để các sản phẩm từ các hợp tác xã sản xuất rau, củ, quả an toàn đến được tay người tiêu dùng lại là một quá trình không dễ dàng.

“Hoa mắt” tìm mua nông sản sạch, an toàn

Một Thế Giới | 01/10/2015, 05:00

Làm thế nào để mua được nông sản sạch, an toàn cho bữa ăn gia đình hằng ngày là mối bận tâm lớn của không ít người tiêu dùng. Tuy nhiên, để các sản phẩm từ các hợp tác xã sản xuất rau, củ, quả an toàn đến được tay người tiêu dùng lại là một quá trình không dễ dàng.

“Hoa mắt” tìm nông sản sạch, an toàn
Sáng sớm hoặc chiều tối, cứ có chút thời gian rảnh rỗi là chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (quận 2, TP.HCM) lại chăm chút cho những thùng rau được trồng trong các thùng xốp trên sân thượng.
Vì không có nhiều diện tích nên chị chỉ có thể trồng được một số loại rau ngắn ngày như rau cải, mồng tơi, rau mầm… và làm một giàn để trồng bí đao và khổ qua.
“Trồng rau trên sân thượng vừa tốn diện tích, tốn công chăm bón do rau trồng trong thùng xốp, không có nhiều đất nhưng đọc báo cứ nghe rau này sử dụng thuốc kích thích, rau kia sử dụng thuốc tăng trưởng... mà sợ. Rau nhà tôi trồng dù không đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày nhưng cũng yên tâm được phần nào, một số loại rau không trồng được tôi vẫn phải mua ngoài chợ”, chị Tâm ngán ngẩm cho biết.
“ Hoa mat” tim mua nong san sach, an toan-hinh-anh-1
 Trồng trong thùng xốp được nhiều người tiêu dùng áp dụng khi muốn ăn rau sạch (Ảnh: PD)
Chia sẻ của chị Tâm không phải không có cơ sở. Hiện nay, tình trạng các loại nông sản lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực phẩm là chuyện thường.
Trong khi các loại nông sản Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài luôn phải tuân thủ các quy định về nguồn gốc, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm thì hàng hóa bán trong nước chưa có một quy định cụ thể nào.
Nguồn gốc và độ an toàn của nông sản tại các chợ tạm, chợ cóc và các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Các chứng chỉ, giấy chứng nhận khẳng định mức độ uy tín, chất lượng cho sản phẩm để người tiêu dùng có thể tin cậy cũng chưa xác định cụ thể.
Theo quan sát của PV, trên địa bàn TP.HCM, rất khó để xác định những địa điểm, cơ sở bán nông sản sạch, an toàn. Do đó, mới xảy ra tình trạng nông sản có nguồn gốc rõ từ miền Tây được bán tại một phiên chợ hàng Việt dù có giá cao hơn hẳn các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhưng tấp nập người mua. Thậm chí, dẫu đã dự trù số lượng nhưng rau tại đây vẫn không đủ hàng để bán.
“ Hoa mat” tim mua nong san sach, an toan-hinh-anh-2
 Người tiêu dùng tranh thủ mua rau sạch tại một phiên chợ hàng Việt (Ảnh: PD)
Chia sẻ với Một Thế Giới, anh Võ Văn Hiếu – Phụ trách Kinh doanh Hợp tác xã rau an toàn ở Phước Hậu (Vĩnh Long) cho biết, chỉ trong một buổi sáng, HTX này đã bán được hơn 70kg rau mà lượng người mua vẫn tăng lên “chóng mặt”.
Theo tìm hiểu, sở dĩ gian hàng này bán chạy là do HTX này đã chứng minh được độ sạch và an toàn của sản phẩm.
Như vậy, rõ ràng nhu cầu về nông sản sạch trên thị trường là rất lớn, tuy nhiên dường như sản phẩm của các hợp tác xã sản xuất rau an toàn lại chưa đến được với người tiêu dùng.
Đặt niềm tin vào siêu thị
Khác với chị Tâm, cứ cuối tuần, chị Trần Bảo Ngọc (ngụ quận 5, TP.HCM) lại tìm đến các siêu thị để mua rau, củ, trái cây và các loại thực phẩm khác cho gia đình. Chị Ngọc cho biết chị tin tưởng vào chất lượng nông sản tại siêu thị, bởi khi đưa hàng vào siêu thị, nông sản phải đảm bảo được các tiêu chí chất lượng và an toàn mà siêu thị đưa ra.
“Rau bán tại chợ truyền thống, chợ nhỏ, lẻ chủ yếu được đưa từ chợ đầu mối về. Một số chợ đầu mối tôi thấy có tình trạng nhiều người bán rất nhiều hàng nhập từ Trung Quốc nhưng vẫn gắn mác "Đà Lạt" cho sản phẩm đó. Còn ở siêu thị thì chủ yếu nhập rau của các hợp tác xã sản xuất rau sạch, rau an toàn nên tôi vẫn tin tưởng hơn. Nếu bây giờ mà có thông tin chất lượng rau củ, trái cây ở các siêu thị cũng không bảo đảm thì những người tiêu dùng như chúng tôi cũng chẳng biết mua ở đâu cho an toàn”, chị Ngọc chia sẻ.
“ Hoa mat” tim mua nong san sach, an toan-hinh-anh-3
Không riêng gì chị Ngọc, hiện nay có không ít người đặt niềm tin vào sản phẩm tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, trao đổi với Một Thế Giới, ông Võ Hoàng Anh – Giám đốc Marketing Saigon Co.op cho biết, ngay từ những khâu đầu tiên là lựa chọn nhà cung cấp, siêu thị Co.opmart đã ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Các sản phẩm hàng Việt Nam khi vào siêu thị phải có chất lượng cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng chỉ ISO hoặc HACCP.
“Riêng về những mặt hàng rau củ quả, Co.opmart ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận Vietgap, Global Gap về quy trình sản xuất rau an toàn, kí hợp đồng bao tiêu nông sản và tiến hành ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như giống và phân bón”, ông Hoàng Anh nói.
Cụ thể, đơn vị trồng trọt phải cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đó, siêu thị sẽ phối hợp các cơ quan chức năng địa phương có bước khảo sát đánh giá thực địa, năng suất trước khi quyết định mua hàng đưa vào hệ thống kinh doanh. Bên cạnh ổn định về chất lượng và sản lượng, chủng loại hàng hóa cần có sự khác biệt so với các mặt hàng hiện hữu đang kinh doanh tại siêu thị và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì siêu thị sẽ nhanh chóng đưa vào kinh doanh.
Đáng chú ý, đại diện này cũng khẳng định không bán trái cây Trung Quốc tại hệ thống siêu thị Co.opmart, vừa đảm bảo sức khỏe người dân, vừa thiết thực hỗ trợ tiêu thụ trái cây trong nước.
“ Hoa mat” tim mua nong san sach, an toan-hinh-anh-4
 Nhiều người đặt niềm tin vào độ sạch, an toàn của nông sản bán ở siêu thị. Hình chụp tại siêu thị Big C (Ảnh: PD)
Trong khi đó, Giám đốc Quan hệ công chúng hệ thống siêu thị Big C, ông Hồ Quốc Nguyên cũng cho hay, siêu thị này đang nhập các loại rau củ quả thông qua các Hợp tác xã, các doanh nghiệp cung ứng có uy tín. Đây là các đơn vị đáp ứng đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý trong việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, bao gồm các quy định về quản lý hành chính (giấy phép kinh doanh, hóa đơn tài chính, nhà kho, xưởng, nhân lực,…) cũng như các quy định liên quan đến việc quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của các cơ quan quản lý.
“Đối với các sản phẩm VietGap, nhà cung cấp cần phải có thêm các giấy tờ liên quan như: giấy chứng nhận Việt Gap, phiếu kiểm nghiệm, …”, ông Nguyên cho biết thêm.
Mặc dù đã được nhiều người tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, song các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện nay chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của người tiêu dùng. Chưa kể, không phải ai cũng có điều kiện để đến siêu thị mua thực phẩm mỗi ngày.
Phan Diệu
>> Phước Sang đã bị siết nợ ngôi biệt thự sang trọng! 
>> Phớt lờ qui định, TMV Kangnam ngang nhiên quảng cáo “câu” khách hàng
>> Người ngửa tay xin tiền lại lên mặt dạy đời đại gia
>> Mỹ nhân khiến người Hán chịu trăm năm đô hộ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Hoa mắt” tìm mua nông sản sạch, an toàn