Tình hình sản xuất công nghiệp của nước ta đang dần phục hồi trong trạng tháng bình thường mới.

Hỗ trợ tối đa các ngành chủ lực để vực dậy sản xuất trong nước

Tuyết Nhung | 03/11/2021, 18:40

Tình hình sản xuất công nghiệp của nước ta đang dần phục hồi trong trạng tháng bình thường mới.

san-xuat.jpg
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10 đã có những dấu hiệu phục hồi - Ảnh: BCT

Sản xuất công nghiệp phục hồi

Để thực hiện mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế, Chính phủ đã thực hiện chiến lược tổng thể phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19" để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Đến nay, Việt Nam đã có bước tiến khá nhanh trong công tác tiêm chủng với 52,85% dân số được tiêm vắc xin; trong đó 21,44% người được tiêm đủ 2 liều vắc xin, 31,44% được tiêm 1 liều vắc xin.

Dựa trên định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình dịch COVID-19 tại nhiều địa phương nhất là TP.HCM đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã nới lỏng các hoạt động và ban hành các quy định nhằm điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới theo Nghị quyết số 128.

Do vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10 vừa qua của cả nước đã có những dấu hiệu phục hồi nhẹ khi chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 6,9% so với tháng trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 9% so với tháng trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,7% so với tháng trước; sản xuất và phân phối điện tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng, IIP của toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,2%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,1%).

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 10 tháng qua của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II đã tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất kim loại tăng 25,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 12,5%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10,5%.

Trong đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: thép cán tăng 37,3%, sắt thép thô tăng 11,4%, đồng hồ thông minh tăng 23,7%, linh kiện điện thoại tăng 38,8%, ô tô tăng 12,4%, khí hóa lỏng LPG tăng 14,1%, xăng dầu các loại tăng 15,5%.

Tăng cường hỗ trợ các ngành chủ lực

Có thể thấy tình hình sản xuất công nghiệp của nước ta đã dần phục hồi trong trạng tháng bình thường mới. Từ tháng 11, nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh theo chiều hướng khả quan, cùng với các biện pháp hỗ trợ, khôi phục nền kinh tế được triển khai đồng bộ thì khả năng sản xuất công nghiệp trong 2 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng cao hơn.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các tỉnh, thành cần phải tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Đồng thời tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nhằm bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, để lao động trở lại làm việc tại các địa phương.

Cơ quan quản lý cần đảm bảo cho chuỗi cung ứng được thông suốt, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án công nghiệp quan trọng. Đặc biệt là hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, nhà máy duy trì sản xuất, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu để có thể duy trì và gia tăng thêm các đơn hàng vào cuối năm.

Cùng với đó là thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước, từ các cơ hội thị trường xuất khẩu do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại, thương mại điện tử, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ.

Trong dài hạn, giới chuyên gia cho rằng để vực dậy hoạt động sản xuất công nghiệp một cách bền vững, từ Trung ương đến địa phương cần phải thống nhất nguồn lực cho việc tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như: công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm...

Cơ quan quản lý cần phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp về tín dụng, thị trường, khoa học công nghệ cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật để có thể nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

Việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp quy mô lớn, có gắn với chuyển giao công nghệ và tận dụng đối đa dòng vốn dịch chuyển... cũng được xem là ưu tiên hàng đầu cho việc phục hồi kinh tế thời gian tới.

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Bài liên quan
Nhờ Formosa, Hà Tĩnh dẫn đầu mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp
Với tốc độ tăng trưởng lên tới 149,3%, Hà Tĩnh trở thành địa phương có mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp nhanh nhất cả nước 7 tháng đầu năm, theo Tổng cục Thống kê.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỗ trợ tối đa các ngành chủ lực để vực dậy sản xuất trong nước