Xem ra chủ trương xét xử tội phạm tham nhũng theo hướng "nhân văn, nhân ái, nhân tình..." lúc đầu thì thấy có cái lý của nó, nhưng giờ lại đang khiến nhiều người thất vọng. Và trong thực tế, nó cũng chưa hiệu quả vì tính răn đe yếu.

Hiệu ứng từ việc đưa ra các mức án xử vụ 'Chuyến bay giải cứu'?

Quốc Phong | 20/07/2023, 13:35

Xem ra chủ trương xét xử tội phạm tham nhũng theo hướng "nhân văn, nhân ái, nhân tình..." lúc đầu thì thấy có cái lý của nó, nhưng giờ lại đang khiến nhiều người thất vọng. Và trong thực tế, nó cũng chưa hiệu quả vì tính răn đe yếu.

Tội phạm về tham nhũng, tiêu cực ngày một nhiều hơn trước. Vụ ban lãnh đạo cao nhất ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tham ô ngân sách vừa xử, vụ "Chuyến bay giải cứu" đang xét xử cũng như vụ Việt Á sắp xử... đã chứng minh rõ điều đó.

Những kẻ này "ăn" bất chấp cả đạo lý và tính người. Lòng tham của công chức có quyền lực cũng liều lĩnh hơn, kiểu như chụp giựt theo tư tưởng sống gấp của chủ nghĩa hiện sinh bên Tây Âu đầu những năm 60 của thế kỷ trước (tiếng Pháp: L'existentialisme). Ví như vào lúc đại dịch COVID-19, người ta chưa biết sống chết thế nào thì bọn tham nhũng càng lợi dụng, "phàm ăn tục uống" hơn. Chúng vẫn cứ "hút máu" của dân nghèo khốn khó thì ác thật là ác!

6d7f3c30-b13d-47f3-82f5-d67de2ff4e75.jpeg
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu" - Ảnh: N.A

Việc xử kẻ đi hối lộ rồi tố cáo bọn nhận hối lộ mức án tương đương nhau dường như không ổn cho lắm. Điều này có thể sẽ gián tiếp triệt tiêu hành vi tố cáo vì luật có khuyến khích gì đâu!

Lẽ ra họ cần được giảm tội. Phạt tù để răn đe là đúng, song cần ở mức nào đó để có tính chất động viên cho việc họ dám tố cáo, dám nói ra sự thật. Ngay cả việc có nên trả lại một phần tiền họ đã hối lộ hay không, có lẽ cũng nên nghĩ và đưa vào luật đàng hoàng. Như thế họ mới tích cực tự thú; kẻ nhận hối lộ sẽ phải cảnh giác, giảm lòng tham vì sợ mắc bẫy. Nhà nước cũng thu hồi được nhiều tiền trong các vụ án hơn...

Theo tôi, khi luật khuyến khích, những kẻ đi hối lộ cũng sẽ tìm cách lưu giữ bằng chứng kỹ càng, đủ thuyết phục để tránh bị lật kèo; trong khi đó kẻ nhận không dám ăn dày quá khiến người ta đâm lao phải theo lao. Nếu không khuyến khích họ tố cáo thì các cơ quan tố tụng cũng khó điều tra, truy xét...

Biết đâu nhờ cách này mà bọn tham nhũng không dám nhận hối lộ quá đáng, không dám vòi vĩnh... Nhiều khi, người đi hối lộ cũng do bị ép nên phải làm liều. Vậy thì nên xử họ ở mức nào là đủ? Rồi thì với cách xử nặng kẻ hối lộ nhưng chấp nhận ra đầu thú, nó sẽ vô tình triệt tiêu tư tưởng tự thú của họ, và đó cũng là vấn đề không nên...

Tôi thấy rất lạ. Luật Hình sự nói tham ô hoặc nhận hối lộ cỡ 1 tỉ đồng là đã ở mức án tử hình hoặc chung thân. Vậy mà nhiều vị tham ô cả chục tỉ đồng, nhận hối lộ cả vài triệu USD sao vẫn không bị tội nặng? Xử "nhẹ hều" phỏng có giúp xã hội tốt lên hay còn xấu thêm?

Ngay như bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế với 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên đến 42,6 tỉ đồng thì án tử hình đã "thừa tiêu chuẩn" đấy. Song, nếu như anh ta nộp 3/4 số tiền tham nhũng nói trên thì lại thoát án tử. Vậy thì xem ra vụ án hy hữu lớn đến cỡ đó rồi cũng vẫn không khiến họ khiếp sợ?

Có biết bao cán bộ tha hóa bị xử tù, bị kỷ luật trong vài năm gần đây mà nó vẫn không khiến họ khiếp sợ? Các vị làm luật nước nhà đang nghĩ sao ạ?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệu ứng từ việc đưa ra các mức án xử vụ 'Chuyến bay giải cứu'?