Theo một nghiên cứu được công bố ngày 7.2, các sông băng trên núi tan chảy gây ra nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng đối với khoảng 15 triệu người trên khắp thế giới.

Hiểm họa khôn lường từ các vụ vỡ hồ sông băng

Đan Thuỳ | 08/02/2023, 10:31

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 7.2, các sông băng trên núi tan chảy gây ra nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng đối với khoảng 15 triệu người trên khắp thế giới.

Trái đất nóng lên dẫn tới băng ở các đỉnh núi tan chảy. Chúng đầu tiên tạo thành các vũng nước nhỏ, sau đó hội tụ thành các hồ nước lớn hàng triệu mét khối trên lưng chừng núi. Khi các hồ nước này vỡ, chúng tạo thành các trận lụt lớn có sức phá hoại khủng khiếp.

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Communications, hiện tượng này được gọi là vỡ hồ sông băng. Khoảng 15 triệu người trên toàn cầu sống trong vòng 30 dặm xung quanh hồ băng có nguy cơ bị ảnh hưởng.  Hơn một nửa trong số đó tập trung ở 4 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Peru và Trung Quốc.

Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cụ thể tác động tiềm ẩn của các vụ vỡ hồ sông băng. 

anh-chup-man-hinh-2023-02-08-luc-09.48.45.png

Tom Robinson, đồng tác giả của nghiên cứu và là giảng viên cao cấp tại Đại học Canterbury (New Zealand) cho biết một vụ vỡ hồ sông băng giống như một "cơn sóng thần". Ông so sánh tác động của nó với một vụ vỡ đập bất ngờ.

Những trận lụt này xảy ra với rất ít hoặc không có cảnh báo. Các vụ vỡ hồ sông băng trước đây đã làm chết hàng nghìn người và phá hủy tài sản cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng. Cordillera Blanca ở Peru là một trong những điểm nóng của hiện tượng nguy hiểm này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy kể từ năm 1941, dãy núi này đã trải qua hơn 30 thảm họa sông băng từ tuyết lở đến các đợt vỡ hồ sông băng cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người.

Mặc dù vẫn chưa rõ có bao nhiêu trận lụt xảy ra ở Pakistan năm 2022 có liên quan đến băng tan, nhưng quốc gia này là nơi có nhiều sông băng hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các nhà khoa học cho biết chỉ riêng trong năm 2022, đã có ít nhất 16 vụ vỡ hồ sông băng ở khu vực Gilgit-Baltistan phía bắc nước này. 

Nghiên cứu cho thấy khu vực tiếp xúc nhiều nhất với những vụ vỡ sông băng này là vùng núi cao ở châu Á, bao gồm Nepal, Pakistan và Kazakhstan. Các nhà khoa học lưu ý rằng sự nguy hiểm đối với người khu vực này trong phạm vi khoảng 10km tính từ hồ sông băng.

Nhưng Robinson cho biết khu vực dãy Andes, bao gồm cả Peru và Bolivia, là một trong những khu vực đáng lo ngại nhất khi có rất ít nghiên cứu được thực hiện. Nghiên cứu lưu ý rằng trong 2 thập niên qua, các sông băng ở dãy Andes đã tan chảy nhanh chóng do hậu quả của khủng hoảng khí hậu, tạo ra các hồ sông băng khổng lồ và làm tăng nguy cơ lũ lụt bùng phát.

Robinson lưu ý rằng khu vực Bắc Mỹ và dãy núi Alps ở châu Âu những khu vực dễ bị tổn thương, bởi vì có ít người sống ở vùng lân cận của các lưu vực sông băng. 

Sông băng tan chảy là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất, dễ thấy nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có tới một nửa số sông băng trên trái đất có thể biến mất vào cuối thế kỷ này, ngay cả khi các mục tiêu khí hậu toàn cầu bao gồm cả việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch được được thực hiện. 

Khi nhiệt độ tiếp tục ấm lên, Robinson cho biết ông hy vọng nghiên cứu của họ có thể giúp các nhà lãnh đạo toàn cầu xác định quốc gia nào cần hệ thống cảnh báo sớm nhất về lũ lụt nghiêm trọng do băng tan gây ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiểm họa khôn lường từ các vụ vỡ hồ sông băng