Tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội chiều 6.7, ông Đỗ Tấn Long - phó Giám đốc Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết tình trạng mỗi khi mưa lớn, nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập sâu là do hệ thống cống thoát nước nhỏ, không đủ diện tích để thoát nước.

Hệ thống cống nhỏ là nguyên nhân gây ngập sau mưa lớn tại TP.HCM

Tú Viên | 06/07/2023, 21:20

Tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội chiều 6.7, ông Đỗ Tấn Long - phó Giám đốc Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết tình trạng mỗi khi mưa lớn, nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập sâu là do hệ thống cống thoát nước nhỏ, không đủ diện tích để thoát nước.

Theo ông Đỗ Tấn Long, từ đầu năm đến nay, địa bàn xảy ra 40 trận mưa. Từ cuối tháng 6 đến hiện tại, hầu như ngày nào TP.HCM cũng mưa lớn với vũ lượng từ 80mm đến 100mm. Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 trở về trước, những trận mưa có lưu lượng lớn hơn 95mm, 3 năm có 1 lần và mưa trong 3 giờ; những năm gần đây có những trận mưa trong 1 giờ đã đạt 150mm, mưa cực đoan xảy ra thường xuyên gây quá tải hệ thống thoát nước.

Nguyên nhân chính gây ra ngập sâu trên địa bàn vừa qua là hệ thống cống của toàn địa phương còn chưa được đầu tư để đáp ứng lượng mưa; nhiều tuyến đường chưa có hệ thống gom nước; nhiều tuyến cống trên địa bàn đã cũ qua nhiều thời kỳ, từ giai đoạn vẫn còn là đường nông thôn nay đã lên thành thị cùng với tiết diện cống thoát nước chưa được đầu tư lại để đáp ứng với tình hình hiện nay.

6a1-2494.jpeg
TP.HCM ngập sâu là do hệ thống cống thoát nước nhỏ, không đủ diện tích để thoát nước - Ảnh: TNO

“Hiện TP.HCM đang đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước theo năng lực, từng bước thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng để giải tỏa các kênh rạch nhằm đảm bảo thoát nước. Trong thời gian tới nếu tiếp tục xảy ra những trận mưa lớn vượt tần suất thì những khu vực chưa được đầu tư hệ thống cống thoát nước hoặc đang đầu tư mà chưa hoàn thành thì vẫn sẽ bị ngập" - ông Long nói.

Về tình trạng tại các con kênh lớn của TP.HCM như Tân Hóa - Lò Gốm, Nhiêu Lộc - Thị Nghè luôn có rác thải sinh hoạt đổ về 2 dòng kênh mỗi khi mưa lớn, ông Long cho biết nước ở 2 kênh này thuộc lưu vực khác nhau. Hiện nay khi mưa lớn, rác thải từ các nhà dân, các tuyến đường chảy vào cống thoát nước, sau đó chảy ra các dòng kênh gây ô nhiễm.

Để xử lý ô nhiễm nguồn nước đối với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ông Long cho biết đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại TP.Thủ Đức. Đối với nhà máy xử lý nước thải kênh Tân Hóa - Lò Gốm đang dự kiến xây dựng ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Nhà máy này hiện nay các đơn vị được giao nhiệm vụ đang kêu gọi đầu tư và chưa triển khai.

Ông Đỗ Tấn Long thông tin thêm, UBND TP.HCM đã ban hành đề án chống ngập giai đoạn 2020 - 2045 và kế hoạch xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2030. Trong đó có 4 nhóm giải pháp phi công trình và 1 giải pháp công trình được đầu tư theo từng năm, từng giai đoạn. Cụ thể, đến năm 2025 thì 80% dân số đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước và tầm nhìn đến năm 2045 sẽ có 90% dân số đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước. Hiện nhiều dự án chống ngập vẫn chưa được triển khai do vướng công tác giải phóng mặt bằng, việc di dời hạ tầng điện, cây xanh... khiến dự án trì trệ.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ thống cống nhỏ là nguyên nhân gây ngập sau mưa lớn tại TP.HCM