Không phải chỉ là một chuyện đùa về sự ích kỷ của đàn ông như người ta vẫn tưởng, chiếc khóa trinh tiết hoàn toàn có thật và nó xuất hiện từ thòi trung cổ. Đai khóa được làm bằng cao su, kim loại... Để an tâm, đàn ông đã khóa cơ quan sinh dục vợ rồi mang theo chìa khóa để ngăn chặn vợ quan hệ tình dục. Việc sử dụng khóa khá thịnh hành ở châu Âu thời điểm này.

Hé lộ bí mật về khóa trinh tiết cho nam và nữ thời trung cổ

Một Thế Giới | 16/08/2015, 14:00

Không phải chỉ là một chuyện đùa về sự ích kỷ của đàn ông như người ta vẫn tưởng, chiếc khóa trinh tiết hoàn toàn có thật và nó xuất hiện từ thòi trung cổ. Đai khóa được làm bằng cao su, kim loại... Để an tâm, đàn ông đã khóa cơ quan sinh dục vợ rồi mang theo chìa khóa để ngăn chặn vợ quan hệ tình dục. Việc sử dụng khóa khá thịnh hành ở châu Âu thời điểm này.

Xuất hiện đầu tiên ở Ý vào thế kỷ 14, sau đó lan rộng ra châu Âu thời kỳ trung cổ, khóa trinh tiết là một thứ rất thịnh hành phản ánh rõ ràng nhất sự bất công với phụ nữ. Chiếc đai này chủ yếu do hai tấm sắt tạo thành, chỉ để chừa lại một lỗ hổng cho việc đi vệ sinh, một lỗ dùng khi “đến tháng” của phụ nữ. Mục đích của chiếc khóa này là ngăn chặn phụ nữ quan hệ tình dục bừa bãi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ người mặc khỏi bị cưỡng hiếp hoặc cám dỗ. Một số chiếc được thiết kế để ngăn tình trạng thủ dâm. Một số phụ nữ lao động ở thế kỷ 19 sử dụng quần khóa trinh tiết để tự vệ, tránh sự xâm hại tình dục của các ông chủ hoặc đồng nghiệp nam.
He lo bi mat ve chiec khoa trinh tiet thoi trung co-hinh-anh-1
 

Chiếc đai được buộc chặt quanh eo và bộ phận sinh dục. Trên đai còn có chiếc khóa đặc biệt do người đàn ông cất giữ. Trong bảo tàng ở các thành phố như Paris, Beclin, Amsterdam, Munich, Roma... hiện còn trưng bày rất nhiều đai trinh tiết này. Khóa trinh tiết được làm chủ yếu bằng kim loại và da thú. Khóa trinh tiết có nhiều kiểu dáng khác nhau, song phổ biến nhất gồm 2 mảnh kim loại. Quần khóa trinh tiết thường có lớp độn để tránh kim loại tiếp xúc trực tiếp lâu dài với da. Những lớp độn phải được thay thường xuyên, vì thế không thể đeo khóa trinh tiết trong thời gian dài liên tục mà không tháo. Nếu mặc trong thời gian dài, loại quần này có thể gây nhiễm trùng đường sinh dục, làm trầy da, dẫn tới nhiễm trùng và thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.

Chiếc khóa trinh tiết có lẽ bắt nguồn từ mong muốn của các ông chồng. Để an tâm ra chiến trường hay đi công tác, họ đã khóa cơ quan sinh dục vợ rồi mang theo chìa khóa. Khi đai trinh tiết trở nên phổ biến trong xã hội xưa, phụ nữ trở thành vật sở hữu riêng của đàn ông. Ngoài những luật lệ bất thành văn, thì chiếc đai này chính là công cụ để người đàn ông ép buộc phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết và đạo hạnh. Sau này, khi chiếc khóa trinh tiết đã thịnh hành trong đời sống, thì nó không mang ý nghĩa gông cùm phụ nữ nữa, mà lại là vật trang sức sang trọng hoặc mang ý nghĩa thủ tiết, khiến phẩm giá người phụ nữ được nâng cao.

Thế kỷ 16 và 17, ở nhiều quốc gia, chỉ phụ nữ quý tộc mới dùng đến khóa trinh tiết. Những chiếc khóa trinh tiết là một vật xa xỉ, được làm bằng ngà voi, vàng, bạc, với những hoa văn tinh xảo. Phụ nữ quý tộc úp mở khoe khóa trinh tiết không những khoe phẩm giá, đạo hạnh, mà còn khoe sự giàu sang, đẳng cấp. Các bà mẹ của những thiếu nữ quý tộc thường đeo khóa trinh tiết cho con gái của mình từ khi mới 10 tuổi để tăng giá trị cho con.

Trong thế kỷ 16 - 17, nó trở thành vật xa xỉ của phụ nữ quý tộc. Tấm chắn của đai được làm từ ngà voi hoặc bạc, phía trên có khắc những hoa văn vô cùng tinh xảo, cùng với đó là chiếc chìa khóa bạc rất đẹp được làm bởi các thợ khóa giỏi. Một chiếc đai có 2- 4 chiếc khóa bạc dạng này. Một bức tranh cổ khắc gỗ còn lưu giữ tới ngày nay cũng phản ánh hiện tượng này. Bức tranh khắc một người phụ nữ đeo đai trinh tiết và hai người đàn ông. Người phụ nữ một tay đặt lên vai người đàn ông, tay còn lại cầm tiền đưa ra xa, còn người đàn ông phía sau chính là người thợ khóa.

Bức tranh còn có 4 câu thơ với nội dung đại ý như sau: “Không chiếc chìa khóa nào có thể khóa một người phụ nữ gian xảo, không có tình yêu thì không có sự chung thủy của người phụ nữ. Vì vậy, tôi dùng tiền của anh để mua lại tất cả những chiếc khóa mà tôi chưa có”. Nhiều ý kiến cho rằng, người phát minh ra đai trinh tiết châu Âu chính là bạo chúa Carrera ở Venice. Carrera đã để lại ở Venice rất nhiều dấu tích về sự bạo hành của mình với những dụng cụ tra tấn quái dị và tàn khốc. Trong đó, chiếc đai trinh tiết với hai tấm sắt chính là dụng cụ để ông ta ép buộc phụ nữ phải thủ tiết với mình.

Theo rất nhiều tài liệu, sau khi chiếc đai được bạo chúa Carrera phát minh, nó dần phổ biến ở các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Đức. Một số tài liệu còn ghi chép cụ thể ý nghĩa của chiếc đai trinh tiết trong xã hội trung cổ ở châu Âu. Khi người con trai đến cầu hôn một cô gái, mẹ của cô ta sẽ rất tự hào khoe khoang con gái bà từ năm 12 tuổi đã đeo vòng trinh tiết. Hoặc nếu một người đàn ông sờ vào đùi của vợ chưa cưới mà thấy chiếc đai này thì sẽ vô cùng sung sướng. Cũng có lúc chiếc đai này được gọi là “hàng rào bảo vệ Venus”, và nó là món quà đầu tiên mà chú rể tặng cô dâu vào buổi sáng sau hôn lễ. Sau thế kỷ 18, chiếc đai này dần biến mất. Hiện nay, nó chỉ còn được trưng bày trong các bảo tàng ở châu Âu.

Tuy nhiên, chiếc khóa trinh tiết quái gở đâu chỉ tồn tại ở các nước châu Âu mà còn ẩn hiện trong cuộc sống của phụ nữ Ấn Độ. Bạn đừng thấy phụ nữ ở đất nước này có rất nhiều đồ trang sức, bao gồm khuyên tai, dây chuyền, nhẫn, vòng tay, dây đeo đầu, lắc chân, những y phục rạng rỡ mà nghĩ rằng họ may mắn và hạnh phúc. Bản thân những thứ trang sức đó chứa đựng nhiều câu chuyện dài đầy nước mắt về biết bao hủ tục kìm kẹp không mấy thua kém so với các thiếu nữ Hồi giáo.

Ngoài trang sức mũi, bông tai, những thiếu nữ đã kết hôn phải đeo chuông bằng kim loại ở chân, tương tự như người phương Tây đeo nhẫn cưới. Đeo chuông chân không đơn thuần là một dấu hiệu, càng không phải vì đẹp; mà quan trọng là những tiếng kêu phát ra từ nó sẽ như lời cảnh tỉnh, ngăn ngừa cô dâu làm những chuyện vượt quá lễ giáo. Nói một cách chính xác, nó giống như một "chiếc khóa trinh tiết" với người phụ nữ.

Giờ đây, những chiếc khóa trinh tiết chỉ còn nằm trong các bảo tàng ở khắp châu Âu. Bảo tàng Dụng cụ tình dục Prague ở Czech là nơi trưng bày đủ loại thiết bị tình dục. Bảo tàng này nổi tiếng với bộ sưu tập quần khóa trinh tiết đa dạng, từ cổ đến hiện đại. Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày cả những chiếc khóa “trinh” cho nam giới. Ngoài quần khóa trinh tiết, bảo tàng Dụng cụ tình dục Prague còn trưng bày xấp xỉ 200 loại công cụ tình dục khác nhau. Một số dụng cụ trong bảo tàng này thuộc dạng đồ cổ, có từ thế kỷ 16. Bảo tàng cũng triển lãm một số thước phim khiêu dâm đầu tiên trên thế giới.

Mặc dù rất hà khắc với phụ nữ, nhưng cũng thời gian này, một trong các phụ kiện thời trang phổ biến nhất được gọi là codpiece - một cái túi vải được may vào phần trước của đũng quần đàn ông. Nhiệm vụ của nó là làm nổi bật hay phóng đại... bộ phận sinh dục nam. Người ta nhồi đầy trong đó mùn cưa hoặc vải vụn nhằm phô trương về kích cỡ và khoe mẽ khả năng sinh sản của mình. Bên cạnh đó, đàn ông thời trung cổ cũng ưa đi giày mõm dài và nhọn. Kết hợp với kiểu quần bó chẽn ở phía trên, đôi giày và kích thước bàn chân của anh ta càng nổi bật. Phần mõm giày càng dài thì càng ngụ ý về độ dài "của quý" của người đó. Bằng chứng của trào lưu thời trang kỳ lạ này có thể dễ dàng tìm thấy trong các bức tranh của danh họa Hà Lan nổi tiếng Pieter Breugel.

Theo Pháp luật & Xã hội

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hé lộ bí mật về khóa trinh tiết cho nam và nữ thời trung cổ