Lúc Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ tư cho vài nhóm dân số, chính phủ nước này lại cho biết quỹ phục vụ hoạt động chống dịch sắp cạn.

Hậu quả nghiêm trọng khi Mỹ cạn quỹ chống dịch COVID-19

Cẩm Bình | 31/03/2022, 07:56

Lúc Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ tư cho vài nhóm dân số, chính phủ nước này lại cho biết quỹ phục vụ hoạt động chống dịch sắp cạn.

Tiền chi cho xét nghiệm miễn phí, tiêm vắc xin miễn phí bất kể tình trạng bảo hiểm, mua thuốc điều trị cho người có nguy cơ chuyển nặng đứng trước nguy cơ không còn sau khi Quốc hội Mỹ không thống nhất được ý kiến về một dự luật ngân sách trong đó có quỹ chuẩn bị cho đối phó đại dịch. Theo Nhà Trắng, không có thêm kinh phí sẽ gây ra hậu quả lớn.

Kháng thể đơn dòng điều trị COVID-19 sẽ hết vào tháng 5, chính phủ Mỹ cũng không thể đặt hàng đặt thêm bất kỳ lô thuốc kháng vi rút Paxlovid nào nữa. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thông báo chương trình dành cho người Mỹ không có bảo hiểm đã hết hạn – có nghĩa người không có bảo hiểm tư nhân hay bảo hiểm chính phủ trợ cấp (Medicare hoặc Medicaid) không còn được chi trả chi phí xét nghiệm lẫn điều trị COVID-19.

Đến ngày 5.4, chương trình sẽ ngừng chấp nhận yêu cầu tiêm vắc xin COVID-19 mặc dù chính phủ từng cam kết tất cả mọi người bất kể tình trạng bảo hiểm hay tình trạng nhập cư đều được tiêm miễn phí hoặc tiêm nhắc lại mà không phải lo lắng về chi phí ẩn.

Theo giáo sư dịch tễ học Amber D'Souza thuộc trường Y tế công Bloomberg (đại học Johns Hopkins): “Chúng ta có các công cụ hiệu quả, nhưng sẽ là rào cản nếu biết phải trả tiền khi dùng chúng”.

Đại dịch vẫn chưa qua đi dù Mỹ nới lỏng nhiều hạn chế ở nơi công cộng. Giới chuyên gia còn đang theo dõi biến thể Omicron “tàng hình” (BA.2) chỉ gây bệnh nhưng rất dễ lây lan, gây nên đợt bùng phát nhỏ tại một số khu vực trong đó có thành phố New York.

Nhà Trắng hiện tiếp tục thúc đẩy thông qua dự luật ngân sách. Nếu không có hành động gì từ Quốc hội Mỹ, nhóm phụ trách chống dịch Nhà Trắng cảnh báo người dân sẽ bắt đầu cảm thấy tác động.

qu_117596835_gettyimages-1231147866.jpg
Chiến dịch tiêm vắc xin của Mỹ sẽ gặp khó khi quỹ chống dịch không còn - Ảnh: Getty Images

Tiêm vắc xin

Tuần qua FDA đã cho phép tiêm mũi thứ tư cho người từ 50 tuổi trở lên cùng người suy giảm miễn dịch. Họ chuẩn bị làm việc với đội ngũ cố vấn độc lập vào ngày 6.4 để thảo luận về sự cần thiết của mũi tiêm nhắc lại cũng như khả năng chế tạo vắc xin đối phó biến thể xuất hiện trong tương lai.

Tuần trước, ông Jeff Zients - người phụ trách điều phối nỗ lực chống dịch của Nhà Trắng - cho biết chính phủ Mỹ có đủ nguồn cung vắc xin triển khai tiêm mũi thứ tư cho người suy giảm miễn dịch cùng những nhóm dân số nguy cơ cao khác, nhưng nếu cần tiêm cho tất cả người trưởng thành hay cần dùng vắc xin mới thì họ không đủ sức đáp ứng như cầu.

Cũng theo ông Zients, khi vắc xin được phép tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi, Mỹ sẽ có nguồn cung cấp cần thiết để tiêm chủng cho nhóm tuổi này.

Xét nghiệm và điều trị

Người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế đã không thể được hỗ trợ chi trả từ ngày 22.3. Đài ABC News cho biết giá cả các dịch vụ xét nghiệm rất đa dạng, chẳng hạn Quest Diagnostics tính phí đến 125 USD cho xét nghiệm không bảo hiểm, vài đơn vị đang chờ hướng dẫn từ Nhà Trắng.

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Xavier Becerra cảnh báo cạn quỹ chống dịch không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung kháng thể đơn dòng và thuốc điều trị mà còn có thể làm giảm sút nguồn cung thuốc phòng ngừa của AstraZeneca cho người suy giảm miễn dịch. Hoạt động tài trợ cho nghiên cứu phát triển vắc xin mới cũng sẽ bị giảm.

Ảnh hưởng lan sang cả quốc gia khác. Nếu không có thêm kinh phí, Mỹ không thể cung cấp vắc xin thông qua các chương trình hỗ trợ.

Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu quả nghiêm trọng khi Mỹ cạn quỹ chống dịch COVID-19