Sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), liên minh này có thể sẽ không sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức của khối như lâu nay.

Hậu Brexit, EU sẽ không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Hà Ngọc Bách | 28/06/2016, 19:26

Sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), liên minh này có thể sẽ không sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức của khối như lâu nay.

Theo một nghị sĩ cao cấp của EU cho biết ngày 27.6, tiếng Anh ngôn ngữ thông dụng thứ 2 trên thế giới có thể sẽ không còn là một ngôn ngữ chính thức của EU.Nếu điều này xảy ra, sức ảnh hưởng của Anh lên châu Âu sẽ giảm do các công dân EU sẽ ít sử dụng tiếng Anh trong đời sống hơn.

"Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của chúng tôi là bởi vì nó đã được dùng bởi Vương quốc Anh. Nếu chúng tôi không có nước Anh trong khối, chúng tôi không sử dụng tiếng Anh", người đứng đầu Ủy ban các vấn đề hiến pháp thuộc Nghị viện châu Âu, bà Danuta Hubner nói.

Mỗi nước thành viên của EU có quyền chọn cho mình một ngôn ngữ chính thức để trở thành ngôn ngữ chính thức của khối. Tiếng Anh hiện đang là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của EU.Tuy nhiên, dù tiếng Anh là ngôn ngữ nói phổ biến nhất châu Âu và là một ngôn ngữ chính thức của 3 quốc gia thành viên EU nhưng chỉ có mình Vương quốc Anh chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, còn Ireland chọn Gaelicvà Malta chọn Maltese làm ngôn ngữ chính thức.

Tiếng Anh vẫn có thể là ngôn ngữ làm việc, ngay cả khi nó không phải là ngôn ngữ chính thức của EU và theo quy định nếu EU muốn giữ tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thì điều đó phải được sự đồng thuận của tất cả các thành viên.Bà Hubner cũng đề nghị rằng có thể thay đổi quy tắc để một nước có thành viên có thể chọn thêm ngôn ngữ chính thức.

Theo Wall Street Journal, Ủy ban châu Âu bắt đầu sử dụng tiếng Pháp và Đức thường xuyên hơn trong giao tiếp với bên ngoài, như một động thái mang tính biểu tượng sau khi nước Anh chọn rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6.

Trước năm 1990, tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong EU, nhưng khi có mặt Thụy Điển, Phần Lan và Áo, tình hình đã thay đổi khi các nước thành viên mới của EU coi tiếng Anh là ngôn ngữthứ 2 của mình.

Trong khi đó, chủ tịch hội đồng Tuscany ở Ý, ôngEugenio Gianikêu gọi tiếng Ý trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của EU. "Chúng ta đã không bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta tại châu Âu và cả trên thế giới", Giani nóisau khi kết quả trưng cầu dân ý của Anh được công bố.

Tất cả các văn bản pháp quy của EU được dịch ra 24 ngôn ngữ chính thức của khối. Nếu tiếng Anh bị mất vị trí của mình, người Anh sẽ phải tự thực hiện công việc nàytương lai.

Tiếng Anh cũng là một trong 3 ngôn ngữ được sử dụng để cấp cho các bằng sáng chế tại EU. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học có lợi thế lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh sử dụng ngôn ngữ khác làm ngôn ngữ chính.

Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Brexit, EU sẽ không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức