Kể từ đầu tháng 3, hơn 400 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi các cơ quan đại diện ngoại giao trên khắp châu Âu. Phần lớn các trường hợp trục xuất đều bị nghi ngờ là nhân viên tình báo.

Hàng trăm nhà ngoại giao Nga buộc phải rời khỏi châu Âu: Lần trục xuất lớn nhất trong lịch sử

Cẩm Bình | 26/04/2022, 12:30

Kể từ đầu tháng 3, hơn 400 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi các cơ quan đại diện ngoại giao trên khắp châu Âu. Phần lớn các trường hợp trục xuất đều bị nghi ngờ là nhân viên tình báo.

Đợt trục xuất nhà ngoại giao quy mô lớn từng xảy ra trước đây là hồi vào năm 2018, châu Âu từng trục xuất gần 200 người vì vụ ám sát điệp viên đào tẩu Sergei Skripal ở Anh. Tuy nhiên đợt mới đây có thể là lần trục xuất lớn nhất trong lịch sử, về số lượng nhà ngoại giao Nga bị trục xuất lẫn số lượng quốc gia thực hiện việc trục xuất: 23 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng 3 nước không thuộc khối.

harussia.jpg
Nhân viên Đại sứ quán Nga tại Cộng hòa Czech bị trục xuất vào cuối tháng 3 - Ảnh: Getty Images

Giáo sư Chris Miller, thuộc Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts gọi đợt trục xuất mới là “phản ứng quá hạn lâu dài đối với hoạt động của lực lượng an ninh Nga tại châu Âu”.

“Nhiều chính phủ châu Âu đã để cho điệp viên Nga hoạt động tự do trong thời gian dài, mặc dù họ dính líu đến hàng loạt vụ tấn công hoặc ám sát từ Đức đến Anh”, theo giáo sư Miller.

Một số quốc gia dù có quan hệ tốt với Nga là Áo, Bulgaria và Đức nhưng vẫn tiến hành trục xuất. Vài trường hợp là nhà ngoại giao hợp pháp, trong đó có Đại sứ Nga tại Lithuania.

Hoạt động gián điệp của Nga thường nhằm vào công nghệ vũ trụ hoặc quân sự của châu Âu. Điệp viên Nga còn bị nghi ngờ thực hiện hoạt động phá hoại và ám sát trên lãnh thổ các nước châu Âu.

Năm 2014, hai nhà kho ở Cộng hòa Czach thuộc sở hữu công ty vũ khí EMCO bị đánh bom. EMCO có cung cấp vũ khí cho Ukraine, đối tượng tình nghi tiến hành vụ đánh bom là hai người Nga làm việc cho cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU).

Một sĩ quan GRU cấp cao từng có mặt ở Bulgaria một năm sau đó khi chủ sở hữu người Bulgaria của EMCO cùng hai người khác bị đầu độc. Sĩ quan này còn bị xác định dính líu đến vụ đầu độc ông Skripal cùng con gái năm 2018.

Ngoài ra, thúc đẩy thông tin sai lệch cũng được phía Nga thực hiện hàng thập kỷ qua. Điệp viên Nga cố gắng tiếp cận và hợp tác với người phát tán thông tin tại chỗ. Các cuộc bầu cử ở Pháp và Đức năm 2017, trưng cầu dân ý về độc lập năm 2014 ở Scotland được cho có sự can thiệp từ Nga.

Để đối phó hoạt động ác ý Nga thực hiện, NATO vào năm 2016 thành lập Ban An ninh và Tình báo chung (JISD) tăng cường khả năng tình báo lẫn phản tình báo của liên minh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng trăm nhà ngoại giao Nga buộc phải rời khỏi châu Âu: Lần trục xuất lớn nhất trong lịch sử