Trả trước 3.600 tỉ đồng cho nhóm Phú Mỹ, ‘lót tay’ 500 tỉ cho ông Hà Văn Thắm và khoản 2.000 tỉ đồng tiền chăm sóc khách hàng của ngân hàng Xây dựng (VNCB), vậy nguồn tiề từ đâu mà Phạm Công Danh dùng để chi trả.

Hàng ngàn tỉ đồng Phạm Công Danh ‘đổ’ vào VNCB từ đâu mà có?

Hồ Phước Đông | 09/08/2016, 12:57

Trả trước 3.600 tỉ đồng cho nhóm Phú Mỹ, ‘lót tay’ 500 tỉ cho ông Hà Văn Thắm và khoản 2.000 tỉ đồng tiền chăm sóc khách hàng của ngân hàng Xây dựng (VNCB), vậy nguồn tiề từ đâu mà Phạm Công Danh dùng để chi trả.

Ngày 9.8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra thiệt hại 9.000 tỉ đồng (giai đoạn 1) tiếp tục xét xử.

Ngay từ bước đầu mua Ngân Hàng Đại Tín, sau đó tái cơ cấu và đổi tên thành ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã phải chi cho ông Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) số tiền 500 tỉđồng. Theo nội dung vụ án, ông Thắm từng muốn mua lại Ngân hàng Đại Tín từ tay bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín).

Tuy nhiên, thời điểm đó cả Ngân hàng Đại Tín và Đại Dương đều trong tình trạng kinh doanh xấu. Chính điều này khiến Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp, không cho một cá nhân cùng lúc sở hữu hai ngân hàng có tình trạng kinh doanh xấu.

Tiếp sau đó, giữa Phạm Công Danh và bà Phấn đã có những thỏa thuận để chuyển giao 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín. Cụ thể, để có được số cổ phần trên cùng BĐS tại huyện Nhà Bè, quận 2, Phạm Công Danh phải chi ra số tiền 4.620 tỉđồng. Cho đến khi bị bắt, Phạm Công Danh đã chuyển số tiền hơn 3.600 tỉđồng cho nguyên chủ tịch Ngân hàng Đại Tín.

Khi tiếp nhận Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB), ngân hàng này đã nợ vốn chủ sở hữu hơn 2.800 tỉđồng, lỗ lũy kế lên đến 6.800 tỉđồng. Tức, riêng chỉ việc tiếp nhận Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh đã phải ‘tiếp nhận’ số tiền âm lên đến hơn 6.600 tỉđồng chứ chưa nói đến số tiền 4.620 tỉđồng phải trả cho bà Phấn.

Cùng với đó, bị cáo Danh cũng trả lời trước HĐXX rằng khả năng thanh khoản của VNCB sau khi tiếp quản từ tay bà Phấn đã không còn. Thậm chí, bị cáo còn nói: “Có một khách hàng tại TP.Cần Thơ tới ngân hàng rút tiền, huy động cả hệ thống của VNCB nhưng cũng không có khả năng chi trả. Thậm chí tôi phải bỏ tiền túi ra trả cho khách vài ngày sau đó.

Ngân Hàng Đại Tín còn nợ tiền chăm sóc khách hàng ở toàn bộ trên 120 chi nhánh ở khắp cả nước. Ngay sau khi tiếp nhạn, Phạm Công Danh khai nhận phải ghánh toàn bộ số tiền này, chi trả cho khách hàng để đảm bảo việc hoạt động của ngân hàng mình vừa tiếp nhận với số tiền hơn 2.000 tỉ đồng.

Vậy, chỉ tính riêng số tiền mua lại ngân hàng Đại Tín, tiền chăm sóc khách hàng cũng đã ‘ngốn’ của Phạm Công Danh 6.000 tỉ đồng.

Dù rằng trong 3.600 tỉ đồng chi trả cho nhóm Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh có một phần tiềnmượn của nhóm Trần Ngọc Bích. Tuy nhiên, phần trả ‘lãi ngoài’ cho nhóm bà Bích từ lúc đầu đến cuối, theo Phạm Công Danh là khoảng 2.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, bà Bích cho rằng mọi giao dịch của mình thông qua Trang ‘phố núi’ chứ không phải ông Danh, song về số tiền lãi thì chưa có tranh cãi.

Khi hỏi về số tiền dùng để tái cơ cấu VNCB, Phạm Công Danh trả lời tự tin rằng “Tôi rất tin tưởng về khả năng tài chính của tập đoàn Thiên Thanh.” Cũng trong phần xét hỏi sáng 9.8, vợ Phạm Công Danh là bà Quách Thị Chi (sở hữu 20% tập đoàn Thiên Thanh) cho biết: “Năm 2000 vợ chồng tôi mở công ty với vốn điều lệ 50 tỉ đồng. Đến năm 2010 thì nâng lên thành 1.000 tỉ đồng và trở thành tập đoàn Thiên Thanh như hiện nay”.

Theo phần trả lời của nguyên chủ tịch VNCB, tập đoàn Thiên Thanh làm ăn sinh lãi khá ổn định và ở mức cao. Từ việc mua cho đến duy trì, chăm sóc khách hàng của VNCB, tất cả khoản tiền đều từ Thiên Thanh ‘đổ’ vào cho ngân hàng này. Phần trả ‘lãi ngoài’ cho việc huy động vốn ‘vượt trần’ đến hàng ngàn tỉ, trả cho nhóm bà Bích cũng là con số khổng lồ, tiền này đều do Thiên Thanh chi ra. Đó là còn chưa kể đến khoản lương 'khủng' của 120 chi nhánh VNCB. Chỉ riêng tiền lươngcủa nguyên giám đốc VNCB, Phan Thanh Mai đã ở mức 200 triệu đồng/tháng.

Nghinh Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng ngàn tỉ đồng Phạm Công Danh ‘đổ’ vào VNCB từ đâu mà có?