Ngày 7.9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Hàng chục thứ trưởng tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

Trí Lâm | 07/09/2016, 20:22

Ngày 7.9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Theo đó,Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng (Phó Trưởng ban thường trực); Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương.

13 Ủy viên gồm: Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bùi Mạnh Cường; Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Sơn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Theo Quyết định 470/QĐ-TTg ngày 13.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế và giải pháp trong công tác phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF); phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam.

Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập và điều hành Tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.

Được biết, từ tháng 5.2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của APG (nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị về chống tài trợ khủng bố của FATF.

Theo ước tính của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), lượng tiền được “rửa” mỗi năm trên thế giới rơi vào khoảng 1.500 tỉ USD.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng chục thứ trưởng tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền