Hàn Quốc đang đàm phán với hãng Pfizer và Moderna để sản xuất vắc xin công nghệ mRNA trong nước và sẵn sàng cung cấp năng lực sản xuất lên đến 1 tỉ liều ngay lập tức, một quan chức cấp cao chính phủ cho biết.

Hàn Quốc đàm phán Pfizer, Moderna sản xuất 1 tỉ liều vắc xin, Việt Nam sẽ có thêm nguồn cung

Nhân Hoàng | 05/07/2021, 11:52

Hàn Quốc đang đàm phán với hãng Pfizer và Moderna để sản xuất vắc xin công nghệ mRNA trong nước và sẵn sàng cung cấp năng lực sản xuất lên đến 1 tỉ liều ngay lập tức, một quan chức cấp cao chính phủ cho biết.

Nếu thành công, kế hoạch này sẽ giúp giảm bớt nguồn cung vắc xin COVID-19 bị thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, nơi thua xa Bắc Mỹ và châu Âu trong việc triển khai vắc xin, đồng thời đưa Hàn Quốc tiến gần hơn đến tham vọng trở thành một trung tâm sản xuất vắc xin lớn.

Hàn Quốc đã có các thỏa thuận để sản xuất trong nước ba loại vắc xin COVID-19 do AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) / Đại học Oxford (Anh), Novavax (Mỹ) và Nga phát triển. Hàn Quốc cũng có hợp đồng đóng gói và đóng chai vắc xin với Moderna (Mỹ).

"Chúng tôi đã thường xuyên tổ chức các cuộc đàm phán với các công ty dược phẩm lớn để sản xuất vắc xin mRNA", Lee Kang-ho, Tổng giám đốc của Ủy ban trung tâm vắc xin toàn cầu thuộc Bộ Y tế Hàn Quốc, nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn.

"Chỉ có một số nhà phát triển vắc xin mRNA - Pfizer, Moderna, CureVac và BioNTech. Vì vậy, có giới hạn về số lượng họ có thể sản xuất để đáp ứng nhu cầu toàn cầu... Hàn Quốc rất muốn trợ giúp bằng cách cung cấp cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có tay nghề cao”, ông Lee Kang-ho nói.

Chưa rõ ngay lập tức các cuộc đàm phán này tiến triển như thế nào và liệu các thỏa thuận có được đồng ý hay không và khi nào.

BioNTech (Đức) từ chối bình luận, Moderna và CureVac (Đức) đã không trả lời câu hỏi từ chuyện này.

Người phát ngôn của Pfizer (Mỹ) cho biết công ty đang nỗ lực để tăng cường chuỗi cung ứng vắc xin COVID-19 nhưng nói thêm rằng "chúng tôi không có bất kỳ điều gì cụ thể để thông báo vào thời điểm này".

Lee Kang-ho từ chối nêu tên các nhà sản xuất vắc xin địa phương có khả năng sản xuất vắc xin mRNA ngay lập tức, nhưng một nguồn tin chính phủ cho biết họ bao gồm Hanmi Pharmaceuticals và Quratis.

Hanmi Pharmaceuticals xác nhận rằng họ có công suất lớn dành riêng cho thuốc tiểu đường của Sanofi và có thể được sử dụng để sản xuất vắc xin COVID-19 khi dự án Sanofi bị đình trệ.

Quratis, công ty sản xuất vắc xin phòng bệnh lao, cho biết nhà máy mới được xây dựng vào năm ngoái của họ hiện có thể được sử dụng để sản xuất vắc xin mRNA.

Đến nay Hàn Quốc ghi nhận 160.795 ca mắc COVID-19 với 2.028 người chết và 150.044 người phục hồi. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc báo cáo 711 ca COVID-19 mới và 1 người chết.

han-quoc-dam-phan-voi-pfizer-moderna-san-xuat-1-ti-lieu-vac-xin.jpg
Người cao tuổi Hàn Quốc nhận liều vắc xin Pfizer - BioNTech đầu tiên tại trung tâm tiêm chủng ở Seoul, Hàn Quốc ngày 1.4

Tại buổi làm việc với Công ty Nanogen (đơn vị sản xuất vắc xin Nano Covax) vào sáng 26.6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trước đó ít ngày, ông đã làm việc với WHO và biết tình trạng khan kiếm vắc xin có thể kéo dài đến quý 3 nên Việt Nam đang ở thế bị động. Theo Thủ tướng, tuy chúng ta đã tiếp cận nhiều nguồn cung ứng vắc xin nhưng các quốc gia có khả năng sản xuất vắc xin đều ưu tiên cho nước họ trước.

Thủ tướng cho biết khu vực sản xuất vắc xin ưu tiên cho Việt Nam theo chương trình COVAX là Ấn Độ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ vừa qua đã bùng dịch và đình chỉ xuất khẩu vắc xin, còn Hàn Quốc cũng đang gặp khó khăn.

Ngoài ra, chương trình COVAX ưu tiên cho các nước đang cần gấp. Trong khi đó, Việt Nam hiện cơ bản kiểm soát được tình hình, chỉ một số nơi có nguy cơ cao như TP.HCM.

"Chúng ta đã kiềm chế và đẩy lùi được dịch, nhưng rõ ràng vấn đề vắc xin có tính chất quyết định. Trên thực tế, nước nào có vắc xin thì đưa được cuộc sống trở lại bình thường", Thủ tướng nói.

Thế nên, nếu Hàn Quốc có thể sản xuất số lượng lớn vắc xin mRNA trong nước thì Việt Nam sẽ thêm nguồn cung.

Tập đoàn Hàn Quốc sản xuất vắc xin Sputnik Light tiêm 1 mũi của Nga

Hôm 28.6, Huons Global (Hàn Quốc) cho biết có kế hoạch bắt đầu sản xuất vắc xin Sputnik Light tiêm một mũi từ đầu tháng 9.2021.

Theo Huons Global, kế hoạch này được thực hiện theo yêu cầu của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), nơi tiếp thị vắc xin và việc sản xuất sẽ diễn ra cùng Sputnik V mà tập đoàn cũng dự định sản xuất cho quỹ tài sản có chủ quyền.

Tháng 4.2021, Huons Global cho biết sẽ sản xuất 100 triệu liều vắc xin Sputnik V mỗi tháng để xuất khẩu, khi Nga tìm cách tăng sản lượng trên toàn cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Huons Global thông báo sẽ bắt đầu sản xuất các lô mẫu của cả vắc xin Sputnik V và Light vào tháng 8.2021, sẽ đáp ứng linh hoạt nhu cầu từ RDIF.

Theo Huons Global, tập đoàn này đang tăng cường năng lực và đặt mục tiêu sản xuất 30 triệu liều vào cuối năm nay.

RDIF có một thỏa thuận sản xuất riêng với GL Rapha (công ty sinh học Hàn Quốc) để sản xuất hơn 150 triệu liều vắc xin mỗi năm.

Đến nay Hàn Quốc đã phê duyệt 4 loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pfizer, Johnson & Johnson và Moderna nhưng vẫn chưa bắt đầu xem xét Sputnik V hoặc Sputnik Light để cấp phép.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc đàm phán Pfizer, Moderna sản xuất 1 tỉ liều vắc xin, Việt Nam sẽ có thêm nguồn cung