Chính phủ Indonesia đã ra lệnh cho các nhà sản xuất oxy ưu tiên nhu cầu y tế trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng từ bệnh nhân COVID-19, sau khi 63 trường hợp tử vong tại một bệnh viện nơi nguồn cung cấp khí cứu sinh gần như cạn kiệt.

Dịch COVID-19 tồi tệ chưa từng thấy, 63 bệnh nhân chết vì thiếu oxy, Indonesia yêu cầu tăng sản xuất

Nhân Hoàng | 04/07/2021, 16:27

Chính phủ Indonesia đã ra lệnh cho các nhà sản xuất oxy ưu tiên nhu cầu y tế trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng từ bệnh nhân COVID-19, sau khi 63 trường hợp tử vong tại một bệnh viện nơi nguồn cung cấp khí cứu sinh gần như cạn kiệt.

Là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, Indonesia đang phải chống chọi với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất châu Á, với 27.913 ca bệnh ghi nhận hôm 3.7.

Đến nay Indonesia báo cáo 2.284.084 ca mắc COVID-19 với 60.582 người chết và 1.928.274 trường hợp phục hồi.

Trong một thông báo, Bệnh viện Sardjito trên đảo Java (Indonesia) cho biết 63 bệnh nhân đã chết sau khi gần hết oxy trong khoảng thời gian từ 3.7 cho đến đầu ngày 4.7 khi nguồn cung mới đến.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của bệnh viện không thể xác nhận liệu tất cả những người chết có mắc COVID-19 hay không.

Đáp lại, chính phủ Indonesia đã yêu cầu ngành công nghiệp khí đốt tăng cường sản xuất oxy y tế, Siti Nadia Tarmizi, quan chức Bộ Y tế cho biết.

"Chúng tôi cũng hy vọng mọi người không tích trữ oxy", cô nói thêm, đề cập đến việc dự trữ oxy có thể có khiến nhiều bệnh nhân thiếu khí.

Bệnh viện cho biết trong nhiều ngày trước khi sự cố xảy ra, họ đã tìm kiếm thêm nguồn cung cấp oxy, nhưng các bệnh nhân COVID-19 đến từ hôm 2.7 đã làm vượt quá khả năng của nó, tiêu thụ nguồn cung sớm hơn dự kiến.

Cuộc khủng hoảng dịu bớt khi bệnh viện bắt đầu nhận được nhiều nguồn cung hơn ngay trước bình minh hôm 4.7.

Ngoài ra, Bộ giám sát phản ứng với COVID-19 của Indonesia đã ra lệnh cho ngành công nghiệp khí đốt ưu tiên sản xuất để đáp ứng nhu cầu ước tính khoảng 800 tấn oxy mỗi ngày cho nhu cầu y tế.

Bộ cho biết thêm, ngành công nghiệp này có năng lực sản xuất 225.000 tấn oxy một năm.

dich-covid-19-toi-te-chua-tung-thay-63-benh-nhan-chet-vi-thieu-oxy(1).jpg
Đã hơn 60.580 người chết vì COVID-19 ở Indonesia

Các bệnh viện trên khắp hòn đảo Java đang bị đẩy đến bờ vực bởi sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, nơi nó gây ra sự gia tăng đáng kể về số ca bệnh và nguồn lực y tế căng thẳng.

Tại thủ đô Jakarta của Indonesia, chính phủ cho biết số lượng đám tang hàng ngày tuân theo các giao thức COVID-19 đã tăng gấp 10 lần kể từ đầu tháng 5, với 392 đám tang vào 3.7

Đó cũng là ngày 18 ngày hạn chế "khẩn cấp" có hiệu lực tại các đảo Java và Bali để kiểm soát sự lây lan COVID-19.

Bộ giám sát phản ứng với COVID-19 cho biết từ hôm 29.6, Indonesia sẽ cấm du khách nước ngoài đến, ngoại trừ du lịch ngoại giao, những người đã được tiêm chủng đầy đủ và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

Du khách vẫn sẽ phải trải qua 8 ngày cách ly khi đến Indonesia.

Tại Indonesia, nơi mà Hội Chữ thập đỏ cảnh báo trong tuần này rằng đang "bên bờ vực của thảm họa", ít nhất 88 bác sĩ đã chết vì COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến ngày 26.6, theo Tiến sĩ Adib Khumaidi, Trưởng nhóm giảm thiểu rủi ro của Hiệp hội Y khoa Indonesia. Ít nhất 20 người đã được tiêm vắc xin Sinovac đầy đủ, 35 người khác chưa được tiêm phòng và 33 trường hợp tử vong vẫn đang được điều tra.

Ước tính có khoảng 1.600 bác sĩ ở Indonesia đã mắc COVID-19 chỉ trong tháng 5 và tháng 6 nhưng không rõ bao nhiêu trong số đó đã được tiêm vắc xin.

Tiến sĩ Adib Khumaidi nói hầu hết các nhân viên y tế chết vì ở trong hoàn cảnh độc nhất: Quá tải với bệnh nhân, nghĩa là họ phải làm việc nhiều giờ mà ít được nghỉ ngơi.

Adib Khumaidi nói: “Dựa trên dữ liệu điều tra của chúng tôi, cái chết của các nhân viên y tế không liên quan gì đến vắc xin Sinovac. Điều quan trọng nhất là tiêm vắc xin COVID-19 và mọi người nên tiếp tục tuân thủ các quy trình chăm sóc sức khỏe".

Tiến sĩ Hermawan Saputra, nhà dịch tễ học và là thành viên của Hiệp hội Chuyên gia Y tế Công cộng Indonesia, cho biết các biến chủng độc lực hơn của COVID-19 có thể làm giảm hiệu quả vắc xin.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch COVID-19 tồi tệ chưa từng thấy, 63 bệnh nhân chết vì thiếu oxy, Indonesia yêu cầu tăng sản xuất