Nghị định 99 quy định tối đa trong thời hạn 6 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực (15.2.2020), các cơ sở giáo dục đại học phải thành lập hội đồng trường theo đúng quy định. Như vậy từ nay đến ngày 15.8.2020 việc thành lập hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học phải xong.

Hạn chót để thành lập hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học

nguyễn tuyết | 07/01/2020, 13:37

Nghị định 99 quy định tối đa trong thời hạn 6 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực (15.2.2020), các cơ sở giáo dục đại học phải thành lập hội đồng trường theo đúng quy định. Như vậy từ nay đến ngày 15.8.2020 việc thành lập hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học phải xong.

Năm 2018, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 34) đã được Quốc hội chính thức thông qua. Và mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục đại học (Nghị định 99).

Để triển khai Luật 34 và Nghị định 99, Bộ GD-ĐT tập trung vào những vấn đề quan trọng cần được thống nhất thực hiện trong đó có việc cơ cấu tổ chức nhà trường, thành lập trường đại học trong đại học… vàđặc biệt là những vấn liên quan đến thành lập hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học.

Theo ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “Hội đồng trường phải thực quyền, chỉ khi thực quyền thì Luật 34 và Nghị định 99 mới đi vào cuộc sống. Hiện nhiều Hội đồng trường chưa thực hiện quyền nhưng khi luật hóa như hiện nay thì không thể còn tình trạng này. Cơ quan chủ quản tránh tình trạng can thiệp hành chính vào Hội đồng trường vì tính tự chủ, trách nhiệm giải trình đã được quy định rất rõ”.

Tại buổi hội nghị trực tuyến ngày 6.1 của Bộ GD-ĐT về việc triển khai Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Nghị định 99) nhiều đại biểu tỏ ta băn khoăn về một số nội dung liên quan hội đồng trường và cơ chế phối hợp với Đảng ủy. Cụ thể như nhiệm kỳ của hội đồng trường tính như thế nào, có tính theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng không; những hội đồng trường đã được thành lập trước ngày Nghị định 99 có hiệu lực sẽ được giải quyết ra sao?

Giải thích về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, các quy định trong luật 34 và nghị định 99 đã hướng dẫn rất chi tiết những vấn đề liên quan tới hội đồng trường. Theo đó, nhiệm kỳ của Hội đồng trường được tính từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận. Luật quy định nhiệm kỳ là 5 năm và nhiệm kỳ của Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hội đồng trường.

Như vậy, đối với chức danh hiệu trưởng, Luật số 34 không quy định nhiệm kỳ của hiệu trưởng là bao nhiêu năm, nhưng hội đồng trường sẽ quyết định nhiệm kỳ của hiệu trưởng trong thời hạn nhiệm kỳ của hội đồng trường.

Liên quan đến tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học, bà Phụng chia sẻ, trong Nghị định 99 đã quy định, nếu sử dụng hội nghị đại biểu thì số đại biểu phải chiếm trên 50% so với tổng số, tức là người thuộc thành phần tham gia hội nghị đại biểu phải chiếm trên 50% so với tổng số; còn Hội đồng trường sẽ quyết định là khi nào thì hội nghị đại biểu, khi nào thì hội nghị toàn thể.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng cũng giải đáp một số vấn đề khác liên quan đến Hội đồng trường, như thẩm quyền công nhận hội đồng trường của các trường đại học thành viên, việc thành lập hội đồng trường chưa đúng quy định của Luật hiện hành nhưng chưa hết nhiệm kỳ sẽ được giải quyết như thế nào.

“Nghị định 99 quy định rằng tối đa trong thời hạn 6 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực (15.2.2020), các cơ sở giáo dục đại học phải thành lập Hội đồng trường theo đúng quy định. Như vậy có nghĩa rằng từ nay đến ngày 15.8.2020 việc thành lập hội đồng trường phải xong” - bà Nguyễn Thị Kim Phụng nói.

Tú Viên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hạn chót để thành lập hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học