Trang Popular Science cho biết, hải quân Mỹ tích cực bổ sung nhiều tàu y tế vào hạm đội để phục vụ lực lượng khắp các khu vực. Số tàu vận tải viễn chinh (EPF) mới sắp được đóng có thể có vài sửa đổi thành tàu y tế lúc cần.

Hải quân Mỹ đóng thêm nhiều tàu y tế

Cẩm Bình | 19/01/2023, 12:13

Trang Popular Science cho biết, hải quân Mỹ tích cực bổ sung nhiều tàu y tế vào hạm đội để phục vụ lực lượng khắp các khu vực. Số tàu vận tải viễn chinh (EPF) mới sắp được đóng có thể có vài sửa đổi thành tàu y tế lúc cần.

Tài liệu liệt kê yêu cầu ngân sách năm 2023 của hải quân Mỹ nêu rõ sửa đổi trên EPF cho phép tàu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển y tế nâng cao hỗ trợ các biệt đội quân y (MILDET) mà vẫn phải đảm nhiệm được nhiệm vụ binh sĩ, trang thiết bị, quân nhu liên mặt trận nhanh chóng.

Theo tài liệu, ngoài số EPF đa nhiệm nêu trên thì một tàu y tế viễn chinh (EMS) cũng sẽ được đóng. Trang tin quân sự Sandboxx cho biết EMS được thiết kế để di chuyển dễ dàng qua vùng biển nông hay vùng biển rộng ở khu vực như Thái Bình Dương.

haius.jpg
Tàu vận tải nhanh viễn chinh (phía trước) và tàu y tế USS Mercy (giữa) - Ảnh: US Navy

Bệnh viện trên biển

Tàu y tế chính là “nơi trú ẩn” thời chiến. Lực lượng Mỹ bất kể đi đến đâu cũng cần được chăm sóc y tế, chữa trị lúc bị thương.

Hải quân Mỹ hiện có 2 tàu y tế đang hoạt động là USNS Comfort và USNS Mercy – từng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lúc Mỹ hứng chịu đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên.

Hỗ trợ công tác chữa trị thời đại dịch là nhiệm vụ xa lạ với tàu y tế với kích thước và tốc độ hạn chế, nhưng chúng rất hữu ích khi đóng vai trò bệnh viện trên biển. Đặc biệt, USNS Comfort có thời hoạt động trên biển dài kỷ lục, từng hỗ trợ lực lượng Mỹ cùng đồng minh trong cuộc chiến vùng Vịnh, cuộc chiến Iraq.

Cả 2 tàu đều từng thực hiện nhiệm vụ cứu trợ thảm họa. Nhân sự y tế cùng lượng máu mà tàu chở theo là nguồn lực quan trọng cho công tác trị thương.

USNS Comfort và USNS Mercy đều được chuyển đổi từ tàu chở dầu thành tàu y tế. Chúng được đóng sẵn nhưng thiếu nhiều tính năng thiết kế chuyên dụng để đáp ứng một số nhiệm vụ quân sự cụ thể.

Năm 2026, đội ngũ nghiên cứu thử nghiệm sử dụng máy bay không người lái vận đưa máu từ tàu y tế vào bờ – phương án giúp được trường hợp bị thương không thể đến cảng nơi tàu neo đậu. Trên tàu có bãi đáp trực thăng nên sử dụng trực thăng chuyển bệnh nhân hoàn toàn khả thi.

Với 150 khu, 80 giường chăm sóc đặc biệt cùng chỗ lưu trú cho 1.300 người, USNS Comfort và USNS Mercy tiếp nhận được không ít bệnh nhân. Tuy nhiên tàu không thể đến được mọi nơi và di chuyển rất chậm (tốc độ tối đa 32 km/giờ).

Thiết kế tàu EPE: Nhỏ nhưng nhanh hơn

Để tiếp cận được nhiều nơi hơn, hải quân Mỹ tìm đến EPF.

EPF nhỏ hơn tàu y tế cỡ lớn, tốc độ đạt 64 km/giờ, di chuyển được qua vùng nước nông và tiếp cận được cảng với mớn nước chỉ khoảng 5 mét.

Thiết kế kiểu hai thân (catamaran) đem lại độ ổn định tuyệt vời – yếu tố đặc biệt quan trọng với các cuộc phẫu thuật.

EPF có thể chở 544 tấn hàng hóa và 416 người (không tính thủy thủ đoàn 41 người). Trực thăng lớn như CH-53 Super Stallion hạ cánh được trên tàu.

Đơn vị sản xuất Austal cho biết, sàn đáp có thể được cải tiến để đón trực thăng V-22 Ospreys. Sàn đáp mới cùng 10 giường chăm sóc đặc biệt, 23 giường bệnh, 2 phòng phẫu thuật biến EPF thành một bệnh viện nổi thu nhỏ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ở nơi xa xôi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Mỹ đóng thêm nhiều tàu y tế