Tại cuộc gặp thứ ba nhân Diễn đàn Kinh tế Đông Á, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhau làm bánh kếp, và cùng trách khéo chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hai nhà lãnh đạo Nga - Trung Quốc cùng vào bếp, phê phán ông Trump

Trần Trí | 12/09/2018, 16:01

Tại cuộc gặp thứ ba nhân Diễn đàn Kinh tế Đông Á, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhau làm bánh kếp, và cùng trách khéo chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Diễn đàn Kinh tế Đông Á diễn ra trong hai ngày 11 và12.9 ở thành phố cảng Vladivostok (Nga), và hôm 11.9 có ảnh chụp hai nhà lãnh đạo Nga - Trung mặc áo tạp đề, đổ bột bánh vào chảo, cùng làmmón bánh kếp.

Cùng lúc, hai ông Putin - Tập hứa đào sâu quan hệ hợp tác kinh tế - quân sự, và nói các lời chỉ trích gián tiếp về ông Trump, người vài tháng qua tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khiến quan hệ Mỹ - Trung xuống cấp.

Tổng thống Putin nói với ông Tập khi khởi đầu cuộc hội đàm: “Chúng ta có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau trong các lĩnh vực chính trị, an ninh và quốc phòng. Chúng tôi biết Ngài rất chú ý sự phát triển quan hệ Nga - Trung”.

Ông Putin nhắc lại việc đã gọi ông Tập là “người bạn thân nhất” của ông.

Ông Tập lần đầu tiên dự Diễn đàn Kinh tế Đông Á, nói rõ Nga - Trung đồng ý phản đối các hành động đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại: “Vì tình hình quốc tế thay đổi nhanh, cùng các yếu tố bất ổn định và không thể lường trước, sự hợp tác của Nga và Trung Quốc ngày càng quan trọng. Cùng với các đồng nhiệm Nga, chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác về những vấn đề quốc tế, tăng điều phối... để phản đối chính sách hành động đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại”.

Các nhà phân tích quân sự nói như để thể hiện rõ quan hệ ấm nồng, Trung Quốc cử 3.200 quân và 30 máy bay tham gia cuộc tập trận chung Vostok 2018, vốn có 300.000 quân Nga tham gia. Đây là cuộc tập trận lớn nhất của quân đội Nga từ năm 1981 đến nay.

Công tác lên kế hoạch - chuẩn bị Vostok 2018 diễn ra trong hai ngày 11, 12.9, qua ngày 13.9 thì bắt đầu diễn ra và kéo dài 5 ngày.

Các nhà quan sát lưu ý quan hệ kinh tế - chính trị - quân sự giữa Nga - Trung đang bừng nở, vào lúc hai nước cố gắng ngăn chặn chính quyền Mỹ tái lập quyền lực Mỹ khắp châu Á.

Ông Putin kỳ vọng thương mại Nga - Trung sẽ đạt mức kỷ lục 100 tỉ USD trong năm 2018, tăng so với 87 tỉ USD năm 2017.

Theo Tân Hoa Xã, khoản đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nga tăng 72% năm 2017, trong khi Nga hiện là đối tác thương mại lớn hàng thứ 9 của Trung Quốc.

Giữa hai bên có một dự án lớn là tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom (Nga) xây một tuyến ống dẫn khí từ miền đông Nga đến biên giới Trung Quốc.

Hai nhà lãnh đạo cũng đã chứng kiến một thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD, giữa tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) với tập đoàn Mail.ru của tỉ phú Nga Alisher Usmanov, với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp (trực thuộc Điện Kremlin).

Một liên doanh Nga - Trung cũng tuyên bố các dự án hợp tác đầu tư trịgiá 100 tỉ USD, theo Ủy ban tư vấn kinh doanh Nga - Trung công bố tại Diễn đàn Vladivostok.

Theo báo Washington Times, trong hai ngày gặp thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo Nga - Trung bàn về việc Nga muốn Bắc Kinh đầu tư nhiều hơn vào vùng Viễn Đông Nga ít dân cư.

Ngược lại, Bắc Kinh muốn Nga tiếp tục là nguồn cung dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc, bất chấp hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo Newsweek, mối quan hệ ấm nồng Nga - Trung tách khỏi thời Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô và Trung Quốc từng có chiến tranh biên giới, và trước đây, quan hệ Nga - Trung luôn là sự nghi kỵ lẫn nhau, với người theo chủ nghĩa dân tộc ở Nga cảnh báo tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông Nga.

Nhưng Nga đã xoay trục sang Trung Quốc, sau khi phương Tây trừng phạt Moscow với cớ Nga sáp nhập Crimea năm 2014, và sau đó quan hệ thương mại bùng nổ giữa Nga - Trung vốn có đường biên giới chung dài4.200km.

Dù Tổng thống Mỹ muốn xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Nga, Moscow và Washington đang bất đồng nghiêm trọng, về cách giải quyết nội chiến Syria.

Nga đang ủng hộ Tổng thống Bashar Assad, người quyết tâm tái chiến thành phố Idlib, ổ kháng cự cuối cùng của quân nổi dậy ở tây bắc Syria.

Tổng thống Trump đã viết Twitter cảnh báo Nga, rằng cuộc tấn công này sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Hôm 11.9, một quan chức Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Mỹ dọa nạt tấn công quân sự chống lại Syria, nếu quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học (VKHH) để tấn công tái chiếm Idlib.

Trong khi đó, Tổng thống Trump đã tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khi hai bên dọa tăng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nhau.

Tuần trước, ông Trump dọa mức thuế 267 tỉ USD đánh lên hàng hóa Trung Quốc. Ông Trump chỉ trích Trung Quốc gây thâm thủng thương mại kỷ lục với Mỹ, đòi Bắc Kinh phải lập tức cắt giảm.

Ngày 10.9, Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa, nếu Mỹ thực hiện lời dọa trên. Trung Quốc còn đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp mức thuế 7 tỉ USD trừng phạt Mỹ, với lý do Mỹ không tuân thủ một phán quyết của WTO trong một vụ tranh chấp liên quan thuế chống bán phá giá.

Trung Trực (theo Newsweek, Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai nhà lãnh đạo Nga - Trung Quốc cùng vào bếp, phê phán ông Trump