Theo đại diện Bộ Tài chính, trong năm 2018 đã thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện của EVN và PVN với tổng trị giá hơn 1,6 tỉ USD (hơn 37.000 tỉ đồng).

Hai dự án điện của EVN và PVN được cấp bảo lãnh chính phủ hơn 37.000 tỉ đồng

07/06/2019, 16:37

Theo đại diện Bộ Tài chính, trong năm 2018 đã thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện của EVN và PVN với tổng trị giá hơn 1,6 tỉ USD (hơn 37.000 tỉ đồng).

​Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 được xây dựng trên diện tích khoảng 115ha tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang) - Ảnh: Internet

Thông tin trên được ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chuyên đề về tình hình nợ công ngày 7.6.

Ông Hiển cho biết trong năm 2018, đã thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)là: Dự án Nhà máy điện Vĩnh Tân 4 mở rộng và Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 với tổng giá trị là 1,614 tỉ USD (hơn 37.000 tỉ đồng).

Đánh giá về hiệu quả bao gồm cả khả năng trả nợ của 2 dự án trên, ông Hiển cho biết Bộ Công Thương là đơn vị chủ quản sẽ phải thực thi trách nhiệm này. Tuy nhiên, đây là 2 dự án đã được Thủ tướng quyết định cấp bảo lãnh. Đây là những dự án trọng điểm quốc gia cấp thiết để đầu tư nên Chính phủ giao Bộ Tài chính cấp bảo lãnh.

"Đánh giá về khả năng trả nợ, các ngân hàng thương mại cũng phải tính đến mức độ rủi ro của 2 dự án trên, có hiệu quả thì mới quyết định cho vay. Chứ không phải cứ thế mà cho vay xong chính phủ đi trả. Hơn 1,6 tỉ USD là cấp bảo lãnh cho năm 2018. Nhưng giá trị những dự án này sẽ biến đổi theo tỷ giá, còn tiến độ như thế nào là phụ thuộc vào họ", ông Hiển nhấn mạnh.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng do Tập đoàn Điện lực làm chủ đầu tư, Tổng Công ty Phát điện 3/Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân là đơn vị tư vấn quản lý dự án, gồm 1 tổ máy với công suất 600 MW.

Tổng mức đầu tư của dự án là 23.926 tỉ đồng. Dự án được Tổ hợp nhà thầu DMPP gồm Tập đoàn Doosan Heavy Industries & Construction (DHI - Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi Corporation (MC - Nhật Bản), Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2 (PECC2 - Việt Nam) và Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (PACIFIC -Việt Nam) thực hiện.

Đây là một trong những dự án trọng điểm của Chính phủ, nằm trong quy hoạch Tổng sơ đồ Quy hoạch điện VII để đáp ứng cung cấp điện cấp bách cho các tỉnh khu vực phía Nam.

Trong khi đó, ​dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 được xây dựng trên diện tích khoảng 115ha tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang), có 2 tổ máy với công suất hoạt động khoảng 1.200 MW.

Dự án có tổng mức đầu tư 43.000 tỉ đồng do PVN làm chủ đầu tư, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm tổng thầu EPC. Dự kiến năm 2019 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia 7,8 tỉ kWh/năm.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
EVNSPC phát động phong trào thi đua nước rút 90 ngày hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Ban Thường vụ Công đoàn EVNSPC đã ban hành Chỉ thị liên tịch số 889/CTLT-EVNSPC-CĐ, phát động Phong trào thi đua nước rút 90 ngày nỗ lực “Hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV” chào mừng 50 năm EVNSPC “Xây dựng - Phát triển - Thắp sáng niềm tin” (30.4.1975 - 30.4.2025) và chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty nhiệm kỳ 2025-2030.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nghiên cứu khoa học cần có chính sách đột phá
2 giờ trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai dự án điện của EVN và PVN được cấp bảo lãnh chính phủ hơn 37.000 tỉ đồng