Nhà thờ dòng họ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đặng Duy Báu và đương kim Chủ tịch UBND tỉnh hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh thuộc diện phải di dời khi nâng cấp, mở rộng quốc lộ 8B (đoạn qua thị trấn Nghi Xuân) nhưng nay đường đã xong, còn nhà thờ vẫn nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ, thậm chí lấn cả lòng đường.

Hà Tĩnh: Bó tay vụ nhà thờ họ Chủ tịch tỉnh lấn cả quốc lộ

VNN | 14/02/2017, 05:07

Nhà thờ dòng họ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đặng Duy Báu và đương kim Chủ tịch UBND tỉnh hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh thuộc diện phải di dời khi nâng cấp, mở rộng quốc lộ 8B (đoạn qua thị trấn Nghi Xuân) nhưng nay đường đã xong, còn nhà thờ vẫn nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ, thậm chí lấn cả lòng đường.

Đoạn đường qua thị trấn Nghi Xuân được nâng cấp, mở rộng chỉ dài 1km, có kinh phí 15 tỉđồng.

Nằm trên đoạn đường này, nhìn thoáng qua, nhà thờ họ Đặng tưởng chừng nằm trọn trong hành lang an toàn giao thôngđường bộ nhưng một phần của nóthực ra đãphạm vào lòng đường, trở thành chướng ngại vật, như nút thắt cổ chai, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông và người đi bộ.

                
   

Nhà thờ họ chủ tịch tỉnh nằm giữa quốc lộ

   
Nhà thờ họ Đặng nằm trên hành lang an toàn giao thông QL8B (chỉ đỏ) buộc phải giải tỏa.

Năm 2010, khi phê duyệt chủ trương giải tỏa mở rộng QL8B, người dân hai bên đường đều phải nghiêm chỉnh chấp hành giải tỏa lùi nhà, vườn vào bên trong. Chỉ riêng nhà thờ họ Đặng vẫn ở nguyên vị trí ban đầu.

Các cụ trong họ chưa đồng ý lùi

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Viết Hưng, Giám đốc Ban Quản lýdự án huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), đơn vị chủ đầu tư làm tuyến đường QL8B cho biếtđoạn đường qua nhà thờ họ Đặng chưa thể giải tỏa có diện tíchnằm dưới lòng đường khoảng 5m2 và trên hành lang ATGT khoảng 30m2.

"Nhà thờ họ này có từ lâu đời, cần họp các cụ trong dòng họ, thống nhất phương án di dời'', ông Hưng xác nhận, và cho biếtchủ đầu tư đã gặp các cụ cao niên trong dòng họ Đặng mấy lần để bàn về phương án lùi nhà thờ họ vào trong.

Tuy nhiên, các cuộc gặp trao đổi vẫn chưa ra phương án di dời khả thi.

                
   

Nhà thờ họ chủ tịch tỉnh nằm giữa quốc lộ

   
Căn nhà thờ họ Đặng có lịch sử hình thành lâu đời, được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh

Ông Phạm Tuấn Dương, Chủ tịch UBND thị trấn Nghi Xuân cho haymột số cử tri ý kiến đề xuất cần sớm giải tỏa nhà thờ cản trở hành lang an toàn giao thông nhưng thẩm quyền giải quyết việc này không còn của địa phương cấp huyện.

Trả lời câu hỏi liệu có hay không nhà thờ họ Đặng được ưu ái do có người nhà làm lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thì Chủ tịch thị trấn cho biếtnhà thờ họ Đặng từ năm 2003 đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh nên thuộc Sở Văn hóa quản lý. Do đó, các cấp có thẩm quyền cấp tỉnh sẽ có hướng xử lý.

  

''Ông Báu (Đặng Duy Báu) làm Bí thư Tỉnh ủy, còn anh Khánh (Đặng Quốc Khánh) lúc đó đang còn đi học. Anh Khánh từ năm 2012 về làm Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, trong khi đó, di tích lịch sử này được công nhận từ năm 2003'', ông Dương chia sẻ.

                
   

Nhà thờ họ chủ tịch tỉnh nằm giữa quốc lộ

   
Phần nhô ra nhà của nhà thờ chưa được giải tỏa
                
Nhà thờ họ chủ tịch tỉnh nằm giữa quốc lộ
Ông Phạm Tuấn Dương

Theo ông Dương, nhà thờ họ Đặng hay còn gọi là nhà thờ cụ Đặng Sỹ Vinh, là người có công đầu trong việc mở ra con đường QL8B ngày nay. Tuyến đường được quy hoạch mở rộng ra nhiều lần, từ 8m đến 9m; từ 18m đến 24m và đến nay tuyến đường được phê duyệt quy hoạch 35m.

Được biếtđiểm lồi nhất của nhà thờ họ Đặng buộc phải di dời nằm trên QL8B chỗ rộng nhất là 1,8m và ngắn 1,2m.

Ông Dương xác nhận nhà thờ họ Đặng dù "chiếm không nhiều" phần lòng đường nhưng nhìn qua đoạn này thấy bộ mặt thị trấn chưa được đồng bộ.

Phóng viên tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nhưng do bận đi công tác cơ sở, ông hứa sẽ chủ động liên lạc để trả lời khi có thời gian.

Tuyến đường QL8B mở rộng từ 18m lên 24m, bắt đầu từ QL1A (qua cầu Bến Thủy) đi vào trung tâm huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân nằm cách nhà thờ họ Đặng gần 200m, cách trụ sở UBND thị trấn khoảng hơn 200m.

Kinh phí thi công tuyến đường dài khoảng 10km là hơn 200 tỉđồng.

Theo Quốc Huy/VNN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Tĩnh: Bó tay vụ nhà thờ họ Chủ tịch tỉnh lấn cả quốc lộ