Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết đến 11 giờ ngày 30.7, đã có hơn 1.600 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước; đã sơ tán an toàn 4.021 người.

Hà Nội: Sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân ở Chương Mỹ do ngập lụt

Trí Lâm | 31/07/2018, 10:28

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết đến 11 giờ ngày 30.7, đã có hơn 1.600 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước; đã sơ tán an toàn 4.021 người.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung vừa đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với ngập lụt tại địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Báo cáo với Chủ tịch UBND Thành phố, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, từ ngày 18.7 đến ngày 22.7, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Đến 11 giờ ngày 30.7, mực nước sông Bùi trên mức báo động 3 là 50cm.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, dự kiến, đêm 30.7, khu vực Kim Bôi, Hòa Bình sẽ có mưa lớn. Để bảo vệ đê Tả Bùi, không để nước ngập Quốc lộ 6, cũng như ngập khu vực Hà Đông và nội đô, trong đêm 29.7, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai lực lượng đắp bao cát cả đoạn đê Tả Bùi 8km cao thêm 50cm.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, đến 11 giờ, ngày 30.7, đã có hơn 1.600 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước; đã sơ tán an toàn 4.021 người ở các xã Tốt Động, Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến và thị trấn Xuân Mai. Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, ngập úng, đặc biệt là khu vực bị chia cắt, phải di dời đã được giảm thiểu về thiệt hại, được cung cấp đầy đủ lương thực, nước uống, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khác…

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đánh giá rất cao nỗ lực của các lực lượng địa phương và người dân đã chủ động, tích cực ứng phó trong tình trạng mưa ngập những ngày qua. Tuy nhiên, do diễn biến mưa lũ phức tạp, kéo dài, hiện nay, vẫn còn hơn 1.000 hộ dân ở tình trạng bị ngập sâu. Đặc biệt, đáng tiếc là đã xảy ra việc hai trẻ em bị đuối nước và một người lớn đi đánh cá bị nạn.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu các lực lượng liên quan phải thực hiện ngay các phương án, ứng trực đủ 24/24, đặc biệt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho dân. Dự kiến, đêm 30 và đến ngày 31.7, nước lũ sẽ lên đỉnh điểm. Các lực lượng phải sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất; Tăng cường tuần tra, bảo vệ tài sản cho người dân.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu chính quyền địa phương phải chuẩn bị mọi phương án để đời sống bà con sớm ổn định, đặc biệt là các cháu kịp cho năm học mới; tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh đối với người dân và gia súc, gia cầm.

Để đảm bảo đời sống người dân lâu dài, Chủ tịch UBND TP cho biết, ngay sau đợt lũ này, Thành phố sẽ đề xuất với Bộ NN-PTNT cho Thành phố kè tuyến đề Tả Bùi bằng bê tông dự ứng lực như cách các nước Hà Lan, Bỉ đã làm. Với chiều sâu 10m và cao trình trên 8m phục vụ chống lũ mang tính bền vững. Ngoài ra, sau đợt lũ này, Thành phố sẽ tập trung nạo hút lòng sông để khơi thông dòng chảy hơn nữa.

Trước đó, khi trực tiếp thị sát khu vực đê tả Bùi (xã Thanh Bình), Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo cấp thêm 10.000 bao tải để các lực lượng khẩn trương đắp đê, nâng tuyến đê bao lên thêm 50cm ngay trong đêm. Đồng thời, thông báo cho Nhân dân các xã kê cao tài sản, di dời dân đến vùng an toàn đề phòng đêm nay tiếp tục mưa, nước dâng cao thêm.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo huyện, ngay trong đêm 30.7 và sáng 31.7, phải cung cấp 5.000 bình nước uống và mìtôm cho các hộ gia đình. Đặc biệt, trong trường hợp xấu nhất khi nước tiếp tục lên cao, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu chính quyền các địa phương sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân đến nơi an toàn. Đồng thời, phải tăng cường tuyên truyền và kiểm tra, ngăn chặn việc người dân đi đánh cá, tuyệt đối không được để trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra…

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân ở Chương Mỹ do ngập lụt