Chiều 25.8, trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại thành phố Hà Nội , ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT thông báo kế hoạch khai giảng năm học mới 2020-2021.

Hà Nội: Lễ khai giảng tổ chức trực tiếp, ngắn gọn

nguyễn tuyết | 25/08/2020, 19:25

Chiều 25.8, trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại thành phố Hà Nội , ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT thông báo kế hoạch khai giảng năm học mới 2020-2021.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, đối với cấp học tiểu học, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, lễ khai giảng không quá 45 phút (từ 7h30 đến 8h15), đồng thời, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của Trung ương, thành phố và liên ngành.

Riêng khối mầm non tổ chức khai giảng tại lớp, không tập trung tại sân trường. Thời gian từ 8h30 đến 10h, không quá 60 phút.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu giáo viên và học sinh phải khai báo y tế, trường hợp có dấu hiệu bệnh không được tham dự. Các trường chuẩn bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay, tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trước ngày học sinh tựu trường trước ngày khai giảng 5.9.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT đề nghị các nhà trường tổ chức phân luồng đón đại biểu và học sinh tham dự lễ giảng theo đúng quy định. Đại biểu, cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh có biểu hiện ho, sốt không tham dự lễ khai giảng; phụ huynh học sinh không tụ tập trước cổng trường… ÔngChử Xuân Dũngcũng nhấn mạnh: Chương trình lễ khai giảng ngắn gọn, trang trọng, ý nghĩa và đảm bảo, an toàn.

Theo đó, các trường không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế,… Đồng thời, tổ chức chào cờ tại lớp học, hạn chế các hoạt động có sự tham gia của nhiều lớp.

Cùng ngày, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu, chi năm học 2020-2021. Theo đó, mức thu học phí năm học 2020-2021 đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Hà Nội giữ nguyên như năm học 2019-2020.

Văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học; Không để xảy ra tình trạng “lạm thu”; Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm trong thu, chi đầu năm học; Bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh, không để tính trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học, đặc biệt là sách giáo khoa lớp 1...

Theo đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu 7 khoản sau đây: Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh trường, lớp; khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất...

Tú Viên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Lễ khai giảng tổ chức trực tiếp, ngắn gọn