Hiện nay, trào lưu sử dụng ma túy tem giấy đang lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh. Nghiêm trọng hơn hết là ma túy giấy có thể phá hoại hệ thống thần kinh, gây hoang tưởng nặng, dễ bị tử vong do sốc.

Hà Nội chưa hề có học sinh phải nhập viện vì 'tem giấy', 'bùa lưỡi'

Haiyen | 20/09/2016, 04:50

Hiện nay, trào lưu sử dụng ma túy tem giấy đang lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh. Nghiêm trọng hơn hết là ma túy giấy có thể phá hoại hệ thống thần kinh, gây hoang tưởng nặng, dễ bị tử vong do sốc.

Khi dùng ma túy “tem giấy”, nó sẽ lưu lại trong cơ thể người từ 3-5 ngàyvà gây ảnh hưởng đến thần kinh hàng tuần, thậm chí hàng năm sau.

Ma túy “tem giấy” chia thành từng bìa khác nhau gồm 25 con tem giấy vuông, có kích cỡ hơn 1,5 cm. Trên mặt tem in hình các nhân vật nổi tiếng hoặc hình các con thú ngộ nghĩnh.

“Tem giấy” là loại ma túy mới, được “tung ra” dưới hình thức tẩm LSD (một loại ma túy) vào những miếng giấy nhỏ (như con tem, kích thước 1,5x 1,5 cm), in hình ngộ nghĩnh, nhân vật nổi tiếng. Giá bán khá rẻ chỉ 20.000đ. Được sử dụng bằng cách lè lưỡi liếm như dán tem hoặc ngậm ở đầu lưỡi. Vì vậy, nó được gọi là “tem giấy” hay “bùa lưỡi”.

Tuy nhiên, ghi nhận tại các bệnh viện, các khoa tâm thần tại Hà Nội chưa hề cóphụ huynh nào đưa con em mình nhập viện vì loại ma túy này. TS.BS Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất (khoa H), Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cũng khẳng định: Tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội, có đến 80% các trường hợp nhập viện vì các rối loạn do ma túy đá, thuốc lắc… là do gia đình và cơ quan chức năng đưa đến.

LSD là chất trong ma túy giấy gây loạn thần rất nhanh, sử dụng lặp lại nhiều lần sẽ gây phụ thuộc về tâm thần, cơ thể. Khi không có, người dùng rơi vào trạng thái trầm, mệt mỏi, biểu hiện thèm khát sử dụng mãnh liệt.

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chị Lê Lan Hương có con đang theo học tại trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội cho hay: Mấy ngày nay nghe thông tin trên báo đài thấy có xuất hiện một loại ma túy mới là "tem giấy", dù chưa được nhìn thấy nhưng tôi cũng khá lo lắng vì xung quanh trường con tôi học đa số là các cửa hàng bán đồ ăn cho học sinh một cách tràn lan mà không cósự quản lý nào của các cơ quan chức năng. Chỉ sợ khi các cháu dùng mà gia đình không hề hay biết, ảnh hưởng tới sự phát triển của các cháu sau này.

Cũng như chị Phương, anh Mai Anh Tuấn (40 tuổi) tại Mai Dịch, Hà Nội cho rằng: Các tuổi học sinh như con anh từ tiểu học cho tới khi các cháu học THPT đềurất dễ bị lừa, bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu hoặc chưa nhận thức hết. Việc dùng nhữngđồ chơi nguy hiểm như "tem giấy" chính là ma túy dạng tổng hợp bán tràn lan ngoài thị trường thì khá nguy hiểm cho các em.

Loại ma túy này tấn công vào đối tượng học sinh, với hình thức là những miếng tem dán trên miếng bìa rất dễ qua mặt cơ quan chức năng. Nó dễ sản xuất và vận chuyển, chỉ một chiếc cặp học trò đã có thể mang hàng trăm tấm bìa như thế. Tôi cũng có tìm hiểu thì việc này đánh trúng tâm lý học sinh vì các em thích thử khi muốn trở thành vĩ nhân, học giỏi, tâm hồn bay bổng, hoang tưởng và dễ bị tâm thần ngay sau một thời gian sử dụng.

Một dạng tem giấy gây rối loạn và ảo giác đang được bán tại các trường học cho các em học sinh

Trả lời riêng với báo điện tử Một Thế Giới, tiến sĩ - bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Tô Thanh Phương - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 cho hay:Việc học sinh sử dụng tem giấy có chứa ma túy rất nguy hiểm, vì loại này gây ảo giác vì lúc đó chất này sẽ kích thích trực tiếp lên não bộ, tạo ra nhiều hormone phấn khích về những hình ảnh không có thực.

Chính chất này sẽ làm tăng nhịp timmột cách bất thường cũng như nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ vượt quá mức cho phép, con nghiện có nguy cơ bị đột quỵ, tổn thương não bất thường và dẫn tới cái chết ngay lập tức.

"Bùa lưỡi" ảnh hưởng đến thần kinh, tác dụng trên tâm trạng, ý nghĩ, cảm xúc gây ảo giác cực mạnh cho người sử dụng, làm cho người dùng trở nên thích nói năng, trò chuyện, tăng cường cảm thụ về màu sắc, âm thanh và xúc giác, chỉ thích tiếng nhạc nhỏ nhẹ, khoảng không gian xung quanh thì vắng lặng, đèn mờ ảo. Sau đó người dùng thấy chóng mặt, cảm giác lo lắng, hoang tưởng, cảm xúc lệch lạc, mất định hướng, mất đi sự nhạy bén, gây lú lẫn, rối loạn giác quan.

Có người sau khi ngậm "bùa lưỡi" đang đứng trên tầng lầu 5 nhìn xuống có cảm giác chỉ cách mặt đất 1m hoặc nhìn một cái tivi thành 2-3 cái. Nếu sử dụng quá liều, rất dễ phụ thuộc, hành vi nhân cách bị rối loạn, có nguy cơ tử vong rất cao do bị sốc.

Chính vì sự nguy hiểm trên phụ huynh cần giáo dục cho con trẻ nhận biết để tránh xa những cuộc chơi mang tính nghiện ngập vì hầu hết các tình trạng nghiện ngập đều bắt đầu từ những cuộc chơi và sự rủ rê, cộng với bản tính tò mò “thử cho biết” của tuổi mới lớn.

Đồng thời phải quan tâm tới con trẻ thật kỹ. Nhận biết những thay đổi tâm sinh lý, biểu hiện của con để sớm phát hiện và can thiệp. Khi thấy con có triệu chứng bất thường như mất ngủ hoặc ngủ bất thường (ngủ ngày, đêm thức), hốt hoảng, sợ sệt, hành vi kỳ dị thì nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội chưa hề có học sinh phải nhập viện vì 'tem giấy', 'bùa lưỡi'