Ngày 21.3, Bộ Nội vụ Hà Lan đã quyết định cấm nhân viên chính phủ cài đặt ứng dụng TikTok trên điện thoại công.

Hà Lan cấm nhân viên chính phủ cài đặt TikTok

Đan Thuỳ | 22/03/2023, 09:05

Ngày 21.3, Bộ Nội vụ Hà Lan đã quyết định cấm nhân viên chính phủ cài đặt ứng dụng TikTok trên điện thoại công.

Bộ Nội vụ Hà Lan cũng khuyến cáo nhân viên chính phủ không cài đặt TikTok vào điện thoại công tất cả các ứng dụng đến từ "những nước có chương trình mạng nhắm vào Hà Lan hoặc lợi ích của nước này". 

Tháng 2 vừa qua, cơ quan tình báo Hà Lan đã liệt kê một số nước có chương trình mạng gây ra nguy cơ gián điệp bao gồm Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên. 

Cũng trong ngày 21.3, Cơ quan chống độc quyền của Italy thông báo đã mở một cuộc điều tra ứng dụng TikTok vì nền tảng này được cho là vi phạm các quy tắc khi cho phép đăng tải "nội dung nguy hiểm" như kích động tự tử, tự làm hại bản thân và theo chế độ ăn kém dinh dưỡng.

Giới chức Italy cho rằng trên TikTok có rất nhiều video quay cảnh những người trẻ tuổi thực hiện hành vi tự làm hại bản thân.

Theo cơ quan giám sát, TikTok "thiếu các hệ thống phù hợp để giám sát nội dung do bên thứ ba xuất bản" và vi phạm các nguyên tắc của chính TikTok về việc xóa nội dung nguy hiểm.

Cơ quan chống độc quyền cũng điều tra việc khai thác các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo có khả năng "gây ra tình trạng quá mức" đối với người dùng của TikTok.

anh-chup-man-hinh-2023-03-22-luc-08.36.17.png

TikTok ngày càng bị giám sát chặt chẽ do lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng từ ứng dụng thuộc sở hữu của công ty ByteDance trụ sở tại Bắc Kinh, gây ảnh hưởng lợi ích an ninh của phương Tây. Chính phủ Anh đã yêu cầu Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia xem xét lỗ hổng tiềm tàng của dữ liệu chính phủ từ các ứng dụng mạng xã hội và rủi ro xung quanh cách truy cập, sử dụng thông tin nhạy cảm. 

Anh cũng thông báo cấm cài đặt ứng dụng chia sẻ video ngắn này trên các thiết bị của cơ quan nhà nước và chính phủ.

Trước Anh, các nước như Mỹ, Canada, Bỉ và Ủy ban Châu Âu đã cấm ứng dụng này trên thiết bị làm việc. Mới đây nhất, Bỉ cũng quyết định cấm nhân viên chính phủ liên bang cài đặt TikTok trên các máy tính và điện thoại công. 

Hồi tháng 2, sau khi Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), cấm nhân viên dùng TikTok trên các thiết bị phục vụ công việc vì lý do an ninh, người Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Weibo.

Một số người Trung Quốc cho rằng việc phương Tây cấm TikTok như trên là biểu hiện của sự phân biệt đối xử, thậm chí là "phân biệt chủng tộc". 

Bài liên quan
Amazon và nhà sáng lập OnlyFans gia nhập cuộc đua mua lại TikTok vào phút chót
Khi thời hạn chót để TikTok tìm người mua ở Mỹ đang đến gần, ngày càng có nhiều bên tham gia đấu giá nền tảng mạng xã hội video ngắn này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Phải giữ gìn quan hệ đặc biệt Lào - Việt mãi là quan hệ tốt nhất
4 giờ trước Theo dòng thời sự
“Nhiệm vụ quan trọng của tất cả cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào ở Việt Nam là phải làm thế nào để Việt Nam hiểu Lào và Lào hiểu Việt Nam; phải giữ gìn quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam mãi luôn là mối quan hệ tốt nhất”, đó là lời căn dặn của cố Chủ tịch Khamtay Siphandone lúc sinh thời đối với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Lan cấm nhân viên chính phủ cài đặt TikTok