Sáng 27.6, Văn phòng UNESCO đã phát đi thông cáo bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của GS.Phan Huy Lê. Trong thông cáo, UNESCO khẳng định GS.Phan Huy Lê đã mở cánh cửa nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam với thế giới.

GS.Phan Huy Lê - Người mở cánh cửa nghiên cứu KHXH&NV của Việt Nam với thế giới

duy thong | 27/06/2018, 13:53

Sáng 27.6, Văn phòng UNESCO đã phát đi thông cáo bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của GS.Phan Huy Lê. Trong thông cáo, UNESCO khẳng định GS.Phan Huy Lê đã mở cánh cửa nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam với thế giới.

Thông cáo viết:“Chúng tôi xin chia buồn sâu sắc tới gia đình của GS.Phan Huy Lê, một con người mẫu mực cho giới trí thức, nghiên cứu. GS.Phan Huy Lê đã mở cánh cửa nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam với thế giới thông qua nỗ lực tuyệt vời của ông dành cho thúc đẩy trao đổi và hợp tác với giới học thuật quốc tế.

Ông khơi nguồn và là tấm gương cho nhiều thế hệ các nhà sử học của Việt Nam và quốc tế. Giáo sư ra đi trong sự tiếc nuối của rất nhiều người, trong số đó rất nhiều người hàm ơn ông về sự giúp đỡ rộng lượng và hướng dẫn tận tình.

Bên cạnh những đóng góp to lớn của ông đối với nền sử học hiện đại của Việt Nam, GS.Phan Huy Lê đã đóng góp nổi bật cho sự thành công của đề cử Hoàng Thành Thăng Long của Việt Nam vào Danh sách Di sản thế giới của UNESCO. Đặc biệt cho tới khi ra đi, GS.Phan Huy Lêluôn đảm nhận vai trò dẫn dắt về học thuật và đưa lại một điển hình cho vai trò của Hội đồng Khoa học hỗ trợ cho khu di sản thế giới này, thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và trọng chứng”.

TS.William Logan nói GS.Phan Huy Lê là một quý ông vô cùng lịch lãm, luôn thanh lịch và tử tế -Ảnh từ Internet

Cũng trong thông cáo này, Văn phòng UNESCOgửi kèm phát biểu của TS.William Logan -thành viên Hội đồng Hàn lâm FASSA Úc, giáo sư danh dự tại Đại học Deakin (Melbourne, Úc), một người rất am hiểu về Việt Nam màđặc biệt là Hà Nội, là tác giả cuốn sách rất giá trị về Hà Nội có tênLịch sử Hà Nộido Nhã Nam phát hành.

TS.William Logan viết: “GS.Phan Huy Lê là một nhà sử học xuất chúng và đáng ngưỡng mộ bởi sự mẫn tiệp trong học thuật của ông, bởi cống hiến ông dành trọn cho Hà Nội và cho Việt Nam.

Ông là một quý ông vô cùng lịch lãm, luôn luôn thanh lịch và tử tế.

Tôi gặp ông lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 1990 khi thực hiện một dự án của UNESCO về bảo tồn khu phố cổ Hà Nội. GS.Lê đã tới gặp và thảo luận với tôi tại nhà hàng Bodega vốn đã không còn từ vài năm nay.

Giáo sư đã hỗ trợ tôi rất nhiều để giúp tôi hiểu được đặc điểm lịch sử của thành phố này và hoàn tất dự án.

Sau này, cuối những năm 2000, một đồng nghiệp của tôi cũng từ Đại học Deakin, TS.Colin Long và tôi cùng tham gia trong một nhóm cộng sự làm việc với sự chủ trì đầy kinh nghiệm của GS.Lê trong việc biên soạn Hồ sơ đề cử Hoàng Thành Thăng Long vào Danh sách Di sản Thế giới.

Hồ sơ đề cử đã thành công và GS.Lê đã tiếp tục vai trò dẫn dắt của ông đối với Hội đồng Khoa học tư vấn cho Hoàng Thành, cho tới tận ngày ông tạ thế.

Phẩm chất uyên bác của Giáo sư nổi danh cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Ông thực sự là một tài sản quý báu của Việt Nam và sẽ mãi mãi được tri ân trong trái tim của nhiều người.

Tôi xin được kính cẩn bày tỏ nỗi tiếc thương tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của Giáo sư”.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS.Phan Huy Lê - Người mở cánh cửa nghiên cứu KHXH&NV của Việt Nam với thế giới