“Quy hoạch đang phát triển theo hướng chiều theo lợi ích tư nhân, nhà đầu tư nhiều hơn là lợi ích chung, trong đó có việc xây dựng các chung cư quá lớn, quá cao tầng, làm tăng quá lớn lượng dân cư so với hạ tầng” – GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

GS Đặng Hùng Võ: ‘Quy hoạch đang chiều theo lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung’

Trí Lâm | 05/01/2017, 15:53

“Quy hoạch đang phát triển theo hướng chiều theo lợi ích tư nhân, nhà đầu tư nhiều hơn là lợi ích chung, trong đó có việc xây dựng các chung cư quá lớn, quá cao tầng, làm tăng quá lớn lượng dân cư so với hạ tầng” – GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Điều chỉnh quy hoạch tràn lan

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chungnhấn mạnh Hà Nội đang phải trả giá cho việc băm nát quy hoạch.

“Đến giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội. Trong năm vừa qua, tôi họp với Sở QH-KT, có những khu đất 5 - 7ha các anh cũng băm ra cho 2 đến 3 chủ đầu tư. Tôi không hiểu đằng sau có gì người ta xin nhau hay không, nhưng tóm lại làm quy hoạch theo kiểu đấy thì không bao giờ tốt được”, ông Chung nói.

Ông Chung cũng nêu rõviệc mua bán đất khi có thông tin quy hoạch dẫn đến tình trạng đường “uốn lượn", "cong mềm mại", hay “kéo dài” trong kiến trúc đô thị.

“Tôi nghe câu chuyện trước đây cứ mỗi lần lập đồ án là người ta đi mua bán đất. Năm vừa qua, tôi chứng minh chuyện đó là có thật. Hóa ra là toàn "xi nhan" người thân người quen đi mua, toàn nội bộ chúng ta ra cả. Thế nên có những uốn lượn hay kéo dài trong kiến trúc”, ông Chung nói.

Quy hoạch đô thị của Hà Nội hiện đang là vấn đề hết sức nhức nhối. Những bất cập trong quy hoạch gây nên tình trạng chất tải không gian nhiều nơi quá nặng nề, không đáp ứng được nhu cầukhối lượng dân cư và làm tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng.

Chung cư cao tầng mọc lên san sát tại Hà Nội - Ảnh: Internet

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh điều này khi cho rằngnạn tắc đường ở Hà Nội hết sức nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân từ việc cấp phép tràn lan cho quá nhiều, quá dày chung cưcao tầng trong thành phố. Những bất hợp lý đó là do khâu cấp phép, quy hoạch không phù hợp. Do đó không thể chối bỏ nguyên nhân quá nhiều chung cư nội đô gây ra tình trạng tắc đường.

"Ví dụ như việc cấp phép xây nhà cao tầng tạinội đô, việc này đã phân cấp cho thành phố nhưng Hà Nội vẫn cho xây dựng quá dày các chung cư cao tầng. Đây là việc không phù hợp và cần phải được nhìn nhận là một bài học trong quản lý quy hoạch của thành phố",Thủ tướng nhấn mạnh.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên -Môi trường cho biết, thật sự mà nói thì quy hoạch của Hà Nội đang có rất nhiều vấn đề. Trong đónổi cộm là việc điều chỉnh quy hoạch, gây nên chất tải không gian nhiều nơi quá nặng, hạ tầng không đáp ứng được cho sốlượng dân cư tại đó.

“Một không gian sống thì phải đủ kỹthuật hạ tầng về xã hội, về môi trường, trong khi hiện nay quy hoạch của Hà Nội có thể lúc đầu là tốt nhưng sau đó điều chỉnh lại, cái điều chỉnh lại không phù hợp, hạ tầng không đáp ứng được”, ông Võ nói.

Theo chuyên gia này, để khắc phục thì việc điều chỉnh quy hoạch phải rất chặt chẽ. Quy trình điều chỉnh quy hoạch thì pháp luật cũng đã quy định rõ, chúng ta chỉ chấp nhận những trường hợp nào có thay đổi lớn về chủ trương phát triển, có những đột biến, những trường hợp bất khả kháng về mặt thiên taiđịch họa.

“Quy hoạch đang phát triển theo hướng chiều theo lợi ích tư nhân,nhà đầu tư nhiều hơn là cho lợi ích chung, trong đó có việc xây dựng các chung cư quá lớn, quá cao tầng, làm tăng số lượng dân cư quá lớn so với hạ tầng”, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Ông Đặng Hùng Võcho rằngcần kiện toàn lại quy định của pháp luật về quy hoạch, thay đổi tư duy trong làm quy hoạch, nhấtlà vấn đề điều chỉnh quy hoạch.

Cần cơ chế đặc thù cho đô thị vệ tinh

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh gồm HòaLạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.Tuy nhiên, nghịch lý là các đô thị vệ tinh được Hà Nội xây dựng đến nay vẫn chưa thể vận hành, trong khi trường học, công sở đang được nỗ lực chuyển ra đô thị vệ tinh thìtrong nội đô nhà cao tầng lại mọc lên chi chít.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nhận xétcó một điều rất lạ là tất cả các cơ sở được di dời ra khỏi nội thành, sau đó các mảnh đất trống đều trở thành đô thị cao tầng, mật độ rất cao. Nhiều khu chung cư 40-50 tầng mọc lên dẫn đến quá tải về giao thông, cấp thoát nước và môi trường.

"Trẻ con, người dân cần nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng... mà lại cứ xây chung cư cao tầng ởnội đô thì không ai ra ngoại thành, khu đô thị vệ tinh để định cư. Các đồng chí phải hiểu rằng không vì lợi ích trước mắt, lợi ích nhóm mà quên lợi ích cộng đồng. Nếu không sớm khắc phục thì sau này ngân sách nhà nước đổ vào không đủ để giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng để chống ùn tắc giao thông” – Thủ tướng nói.

Sơ đồ các khu đô thị vệ tinh của Hà Nội

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về điều này, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho biếtở Việt Nam từ sau năm 2008 đã khẳng định mô hình đô thị vệ tinh là hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và ngăn việc quá tải hạ tầng trong các đô thị trung tâm. Tuy nhiên, cho đến nay thì mô hình này đang vấp phải nhiều thách thức.

Theo ông Nghiêm, đô thị vệ tinh cần có cơ sở pháp lý đồng bộ, hiện nay quy hoạch 4 đô thị vệ tinh đã xong, còn Hòa Lạc chưa xong. Bên cạnh đó, cần có nguồn lực với cơ chế, chính sách thích hợp. Nguồn lực và cơ chế này phải được xác lập căn cứ vào chức năng của từng đô thị, căn cứ vào điều kiện xã hội của nó. Như vậy chúng ta đang thiếu một cơ chế hấp dẫn cho khu đô thị vệ tinh.

“Thách thức lớn nhất hiện nay là trong kế hoạch phát triển của Hà Nội cũng như các đô thị khác, muốn có đô thị vệ tinh thì phải xác định được nét đăc trưng của đô thị vệ tinh. Trong định hướng phát triển của Hà Nội đã xác định được, ví dụ như Hòa Lạc là đô thị khoa học, đô thị giáo dục;Phú Xuyên, Xuân Mai… mỗi đô thị có một đặc thù riêng, nhưng chúng ta chưa có chính sách để khuyến khích sự đặc thù đó. Chúng ta cũng chưa xây dựng được mạng lưới hạ tầng kỹthuật để kết nối đô thị vệ tình với đô thị trung tâm, đặc biệt là hạ tầng giao thông”, KTSNghiêm nhấn mạnh.

Tại hội thảo “Cơ hội và giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh TP.Hà Nội” mới đây, các chuyên gia cũng cho rằng hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh.Ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ nhấn mạnh: Không có giao thông không thể phát triển các đô thị vệ tinh được. Việc hoàn thành hệ thống giao thông đòi hỏi rất nhiều về nguồn lực, do đó đây là bài toán rất khó đối với chính quyền Hà Nội.

Trong khi đó, KTS Trần Huy Ánh lại nêu rằngviễn cảnh đô thị vệ tinh của những nhà quy hoạch vẽ ra sẽ rất khác thực tế.“Ví dụ như trước khi phê duyệt quy hoạch các đô thị vệ tinh, Thủ tướng đã ban hành quyết định về biện pháp, lộ trình di dời cơ sở ô nhiễm, trường đại học, bệnh viện… và các đô thị đó sẽ gánh vác trọng trách này. Tuy nhiên, nguy cơ hiện hữu tiềm tàng là tính toán một đằng, kết quả ra một nẻo” - ông Ánh nói.

Ông Đào Ngọc Nghiêm kết luận đây là mô hình hợp lý, nhưng có nhiều thách thức. Do đó cần sự quyết liệt hơn nữa của chính quyền để tạo cơ chế thuận lợi, huy động xã hội vào công việc này. Đô thị vệ tinh của Hà Nội mang đặc tính riêng như là một phần của đô thị đặc biệt chứ không phải là đô thị thuộc tỉnh thông thường và phải góp phần giảm áp lực cho nội đô.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Đặng Hùng Võ: ‘Quy hoạch đang chiều theo lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung’