Grab sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Grab chính thức thâu tóm Uber tại Đông Nam Á

tuyetnhung | 26/03/2018, 11:18

Grab sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Phía Grab Việt Nam vừa phát đi thông cáo cho biết công ty này đã hoàn tất thương vụ thâu tóm Uber ở khu vực Đông Nam Á. Thương vụ này được định giá quy mô nhất thế giới tại một trong những thị trường đầy tiềm năng 620 triệu dân. Theo đó, Uber sẽ được sáp nhập vào Grab tại các nướcĐông Nam Á và nắm giữ 27,5% cổ phần trong Grab. CEO của Uber - Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào Hội đồng Quản trị Grab.

Theo thỏa thuận, Grab cũng sẽ tiếp nhận Uber Eats (dịch vụ giao nhận thức ăn của Uber). Dịch vụ GrabFood cũng sẽ mở rộng từ 2quốc gia hiện tại đến tất cả quốc gia Đông Nam Á trong quý tới. Hiện Grab và Uber đang làm việc để nhanh chóng tích hợp đối tác tài xế Uber, khách hàng Uber Eats, đối tác kinh doanh và giao nhận của Uber vào nền tảng ứng dụng Grab.

Grab Việt Nam cũng cho biết ứng dụng Uber tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục hoạt động trong 2 tuần tới để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định cho các đối tác tài xế Uber. Uber Eats sẽ tiếp tục hoạt động đến cuối tháng 5.2018, sau đó các đối tác giao nhận và nhà hàng của Uber sẽ chuyển qua nền tảng GrabFood.

Năm 2016, Uber đã phải bán mảng kinh doanh tại Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing để đổi lấy 17,5% cổ phần trong công ty này. Sau đó, mảng kinh doanh tại Nga cũng bị bán cho Yandex.

Grab hiện có hơn 86 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại di động ở 190 thành phố lớn tạiSingapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Grab chính thức thâu tóm Uber tại Đông Nam Á