Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu tiêu thụ dầu thô lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm khoảng 1,05 tỉ USD.

Trung Quốc chi hơn 1 tỉ USD mua dầu thô Việt Nam

tuyetnhung | 25/03/2018, 11:45

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu tiêu thụ dầu thô lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm khoảng 1,05 tỉ USD.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết năm 2017xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 6,8 triệu tấn, giảm nhẹ 0,6% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 2,88 tỉ USD, tăng 21,8%. Giá xuất khẩu dầu thô năm 2017 đạt khoảng 422 USD/tấn, tăng 22,5% so với mức giá bình quân năm 2016 (345 USD/tấn).

Giá xuất khẩu dầu thô tăng là nhờ vào sự tăng mạnh của giá dầu thế giới. Năm 2017, sau khi giảm mạnh trong nửa đầu năm (WTI giảm khoảng 18%, Brent giảm 16%) thì giá dầu thế giới bắt đầu bật tăng mạnh nửa cuối năm (WTI tăng khoảng 32%, Brent tăng khoảng 40%).

Theo Cục Xuất nhập khẩu, dầu thô Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước châu Á. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhậpkhẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam năm qua với kim ngạch khoảng 1,05 tỉ USD. Dầu thô Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng mạnh. Cụ thể, xuất sang Thái Lan đạt 445,2 triệu USD, tăng 182%, xuất sang Nhật Bản đạt 337,3 triệu USD, tăng 96,9%, sang Úcđạt 278,6 triệu USD, tăng 69%, sang Singapore đạt 216,2 triệu USD, tăng 173,2%… Ngoài các thị trường khu vực châu Á, dầu thô Việt Nam còn xuất khẩu sang Mỹ với kim ngạch đạt khoảng 90,8 triệu USD, tăng 16,5% so với năm 2016.

Trung Quốc hiện đang tăng mua dầu thô của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhằm mục đích lấp đầy các kho tích trữ mới. Việc làm này của Trung Quốc sẽ có lợi về cả chiến lược và thương mại. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của nướcnày đang chậm lại.

Nếu như Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất của Việt Nam thì Singapore lại là nước xuất khẩu dầu thô sang Việt Nam nhiều nhất. Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu cho biết cơ cấu thị trường nhập khẩu xăng dầu kể từ năm 2016 có sự biến động so với thời gian trước do tác động của việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo các FTA. Tương tự như năm 2016, nhập khẩu xăng dầu năm 2017 tập trung chủ yếu ở khu vực ASEAN và thị trường Hàn Quốc, chiếm gần 90% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.

Singapore giữ vị trí thứ nhất trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu, đạt 2,16 tỉ USD và có mức tăng trưởng cao 34,3%, sau khi đã sụt giảm khoảng 22,6% năm 2016. Với những thuận lợi về thuế nhập khẩu theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc tiếp tục tăng cao, đạt 1,9 tỉ USD, tăng 93% so với năm 2016, nước này vươn lên đứng thứ 2trong số các thị trường nhập khẩu xăng dầu hàng đầu của Việt Nam.

Hai thị trường khác trong khối ASEAN là Maylaysia và Thái Lan cũng thuộc nhóm những thị trường cung cấp xăng dầu hàng đầu, với kim ngạch xuấtkhẩu lần lượt là 1,25 tỉ USD và 940,8 triệu USD. Trong đó, xăng dầu Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan đạt mức tăng mạnh 44,7% so với năm 2016; nhập khẩu từ Malaysia do đã tăng rất cao trong năm 2016 nên chỉ tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ.

Năm 2017, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập để tái xuất là khoảng 12,86 triệu tấn, trị giá khoảng 7,04 tỉ USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 38,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chi hơn 1 tỉ USD mua dầu thô Việt Nam