Google hôm 21.3 đã bắt đầu phát hành công khai chatbot Bard với mong muốn thu hút người dùng và nhận được phản hồi để đánh bại Microsoft trong cuộc đua về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Google bắt đầu cho truy cập Bard, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT

Sơn Vân | 21/03/2023, 23:59

Google hôm 21.3 đã bắt đầu phát hành công khai chatbot Bard với mong muốn thu hút người dùng và nhận được phản hồi để đánh bại Microsoft trong cuộc đua về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Bắt đầu từ Mỹ và Vương quốc Anh, người dùng có thể tham gia danh sách chờ để truy cập Bard tiếng Anh tại địa chỉ https://bard.google.com, chương trình trước đây chỉ dành cho những người thử nghiệm được phê duyệt. Google mô tả Bard là thử nghiệm cho phép hợp tác với generative AI.

Generative AI là loại trí tuệ nhân tạo mà máy tính được lập trình để tự động tạo ra nội dung mới, như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Nó khác với các hệ thống AI khác như máy học sâu (deep learning) hoặc học máy (machine learning) trong việc dự đoán kết quả từ dữ liệu đã có sẵn. Thay vì dựa trên dữ liệu huấn luyện, hệ thống generative AI có khả năng tự tạo ra dữ liệu mới và phong phú hơn. Các ví dụ của generative AI bao gồm các mô hình ngôn ngữ tự động tạo văn bản, các hệ thống nhận dạng hình ảnh, video và âm thanh.

Việc công ty khởi nghiệp OpenAI phát hành ChatGPT vào tháng 11.2022 dẫn đến cuộc chạy đua trong lĩnh vực công nghệ nhằm đưa AI đến tay nhiều người dùng hơn, với hy vọng định hình lại cách mọi người làm việc.

Mới tuần trước, Google và Microsoft đã đưa ra một loạt thông báo về AI, cách nhau hai ngày. Hai công ty đang đưa công nghệ AI vào trình xử lý văn bản và phần mềm cộng tác khác, cũng như các công cụ liên quan đến tiếp thị dành cho nhà phát triển web để xây dựng các ứng dụng dựa trên AI của riêng họ.

Khi được hỏi liệu các động lực cạnh tranh có đứng sau sự ra mắt của Bard hay không, Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao Google, cho biết công ty tập trung vào người dùng.

Ông nói: “Những người thử nghiệm nội bộ và bên ngoài đã tìm đến Bard vì đã  tăng năng suất, thúc đẩy ý tưởng và kích thích sự tò mò của họ”.

Trong buổi trình diễn trang web bard.google.com cho Reuters, Jack Krawczyk đã cho thấy cách Bard tạo ra các khối văn bản trong nháy mắt, khác với cách ChatGPT gõ từng từ để trả lời.

Bard cũng bao gồm tính năng hiển thị ba phiên bản khác nhau hoặc "bản nháp" của bất kỳ câu trả lời cụ thể nào mà người dùng có thể chuyển đổi và hiển thị nút Google it nếu người dùng muốn có kết quả web cho một truy vấn.

Tuy nhiên, độ chính xác vẫn là vấn đề đáng quan ngại. "Bard không phải lúc nào cũng đúng", lời cảnh báo của Google xuất hiện trong cửa sổ pop-up trong bài trình diễn.

Tháng trước, video quảng cáo cho thấy Bard trả lời sai một câu hỏi khiến vốn hóa thị trường Alphabet (công ty mẹ của Google) giảm hơn 100 tỉ USD trong ngày.

Google đã nêu bật một số sai lầm trong bản demo tuần này với Reuters, chẳng hạn nói rằng Bard trả lời sai rằng dương xỉ cần ánh sáng mạnh để trả lời một truy vấn.

Bard cũng đưa ra 9 đoạn văn bản khi được hỏi về 4 đoạn trong một câu hỏi khác. Sau câu trả lời đó, Jack Krawczyk nhấp vào nút ngón tay chỉa xuống để đánh giá không tốt.

Chúng tôi hiểu rõ giới hạn của công nghệ và vì vậy chúng tôi muốn đưa ra một kế hoạch rõ ràng về tốc độ triển khai", ông nói.

google-bat-dau-cho-truy-cap-bard-doi-thu-canh-tranh-voi-chatgpt.jpg
Người ở Mỹ và Vương quốc Anh đã có thể tham gia danh sách chờ để truy cập Bard 

Microsoft hôm 16.3 đã giới thiệu trợ lý AI (AI copilot) mới cho Microsoft 365, bộ sản phẩm gồm Word, Excel, PowerPoint và Outlook, đáp lại việc Google tiết lộ các bản nâng cấp cho phần mềm văn phòng nổi tiếng của họ.

Lần đầu tiên Microsoft mở cửa cho các khách hàng doanh nghiệp được lựa chọn để thử nghiệm, AI sẽ cung cấp bản nháp trong các ứng dụng này giúp tăng tốc quá trình tạo nội dung và giải phóng thời gian cho nhân viên.

Công ty có trụ sở tại thành phố Redmond (bang Washington, Mỹ) vượt xa các đối thủ thông qua các khoản đầu tư vào OpenAI. Microsoft cũng giới thiệu trải nghiệm trò chuyện kinh doanh mới có thể lấy dữ liệu và thực hiện các tác vụ trên các ứng dụng theo lệnh bằng văn bản từ người dùng.

Satya Nadella, Giám đốc điều hành của Microsoft, nói trong một bài thuyết trình được phát trực tiếp: “Chúng tôi tin rằng thế hệ AI tiếp theo này sẽ mở ra một làn sóng tăng trưởng năng suất mới”.

Cơn sốt đầu tư và xây dựng các sản phẩm mới bắt đầu với sự ra mắt vào tháng 11.2022 của ChatGPT, chatbot cho công chúng thấy tiềm năng của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Công nghệ như vậy học hỏi từ dữ liệu trong quá khứ cách tạo nội dung mới, cung cấp sức mạnh cho trợ lý AI mới của Microsoft cùng dữ liệu kinh doanh và ứng dụng khác. Loại AI này cũng đang phát triển nhanh chóng.

Với một trong những bản cập nhật lớn nhất, Microsoft cho biết AI có thể mở ra phép tính toán cho Excel cho bất kỳ ai có thể mô tả một phép tính mà họ muốn bằng văn bản đơn giản.

Microsoft cho biết AI có thể tóm tắt các chuỗi email và cuộc họp trực tuyến khi chúng diễn ra trong phần mềm cộng tác Teams, tương tự như các ghi chú trực tiếp của AI mà Google trình diễn cho các phóng viên trong tuần này.

Ngoài ra, Microsoft cũng cho biết trải nghiệm trò chuyện kinh doanh mới cũng có thể trả lời câu hỏi như “cho đội của tôi biết làm thế nào để cập nhật chiến lược sản phẩm bằng cách lấy cảm hứng từ hàng loạt email, cuộc họp và chuỗi trò chuyện trong buổi sáng”.

Ngày 14.3, Alphabet đã giới thiệu một loạt công cụ AI cho phần mềm email (Gmail), cộng tác và đám mây của mình.

Để cạnh tranh với đối thủ, Alphabet quảng cáo "cây đũa thần" cho phần mềm Google Docs có thể soạn thảo một blog tiếp thị, kế hoạch đào tạo hoặc văn bản khác, sau đó điều chỉnh cách diễn đạt theo ý người dùng.

Alphabet cũng cho biết AI của họ sẽ có thể tóm tắt các chuỗi tin nhắn trong Gmail, tạo bản trình bày slide, cá nhân hóa hoạt động tiếp cận khách hàng và ghi chú cuộc họp như một phần trong quá trình nâng cấp lên Google Workspace, bộ sản phẩm có hàng tỉ người dùng trên các tài khoản miễn phí và trả phí.

Những tiến bộ này phản ánh cách ChatGPT thúc đẩy một cuộc chạy đua ở Thung lũng Silicon (Mỹ) nhằm trang bị cho các sản phẩm generative AI, học hỏi từ dữ liệu trong quá khứ để tạo ra nội dung mới, giống như cơn sốt chatbot.

Microsoft, Alphabet và các công ty cùng ngành đang đầu tư hàng tỉ USD để xây dựng và triển khai công nghệ này, hy vọng rằng doanh thu mà họ kiếm được từ việc tăng tốc việc viết và các nhiệm vụ sáng tạo cho nhân viên văn phòng sẽ vượt xa chi phí của những nỗ lực này.

Thomas Kurian, Giám đốc điều hành Google Cloud cho biết: “Giai đoạn tiếp theo này là nơi chúng tôi đưa con người được hỗ trợ bởi một cộng tác viên AI, làm việc trong thời gian thực”.

Alphabet đang cung cấp cho những người dùng thử nghiệm được phê duyệt truy cập vào các tính năng mới của Workspace theo phương thức triển khai dần trong suốt năm, trước khi phát hành rộng rãi, tương tự như cách hãng này và Microsoft phát hành theo từng giai đoạn chương trình chatbot của họ.

Thomas Kurian từ chối cho biết Workspace được nâng cấp có thể khiến doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng phải trả bao nhiêu.

Google cũng tiết lộ hàng loạt công cụ generative AI dành cho khách hàng sử dụng điện toán đám mây của mình, chẳng hạn như xem trước quyền truy cập vào PaLM, một trong những mô hình ngôn ngữ lớn mạnh mẽ nhất giúp tạo ra văn bản giống con người. Google cho biết khách hàng có thể tinh chỉnh mô hình AI của mình bằng dữ liệu riêng trong khi vẫn giữ thông tin và lợi ích độc quyền.

Trong ví dụ về phần mềm doanh nghiệp khác, Google đã chỉ ra cách một doanh nghiệp nội thất hư cấu xây dựng các chatbot phục vụ khách hàng tốt hơn, có khả năng tạo ra hình ảnh cũng như văn bản, chẳng hạn như cho thấy chú chó corgi sẽ trông như thế nào trên một chiếc ghế hiện đại giữa thế kỷ trước.

Một video quảng cáo cho thấy chatbot có thể tích hợp với hệ thống thanh toán để người mua sau đó có thể mua chiếc ghế. Theo đoạn video, Google đặt mục tiêu AI của mình sẽ biến đổi công việc của các nhà tiếp thị, luật sư, nhà khoa học và nhà giáo dục.

Bài liên quan
Baidu giới thiệu chatbot tương tự ChatGPT mà không có bản trình diễn trực tiếp, cổ phiếu lao dốc
Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu (Trung Quốc) đã giới thiệu phiên bản beta của Ernie Bot, chatbot tương tự ChatGPT, nhưng lại bỏ qua màn trình diễn trực tiếp thường là mấu chốt của việc ra mắt công nghệ từ Thung lũng Silicon (Mỹ) đến Barcelona (Tây Ban Nha).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Google bắt đầu cho truy cập Bard, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT