Gia đình của nhiều quan chức lập pháp Nga thuộc đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất không muốn bán tài sản bất động sản của họ tại Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp lệnh trừng phạt của Moscow đối với Ankara liên quan đến vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24. 

Giới chức Nga không muốn bán đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Một Thế Giới | 04/12/2015, 19:42

Gia đình của nhiều quan chức lập pháp Nga thuộc đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất không muốn bán tài sản bất động sản của họ tại Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp lệnh trừng phạt của Moscow đối với Ankara liên quan đến vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24. 

Theo hãng tin RBC, các nhà lập pháp Nga được yêu cầu bán tài sản bất động sản của họ bên trong các nước thành viên NATO. Thông qua tờ khai thuế và thống kê tài sản mà giới chức Nga phải nộp mỗi năm, cho thấy có ít nhất 6 quan chức lập pháp, tất cả đều thuộc đảng Nước Nga Thống nhất, có nhà riêng, căn hộ hay đất đai tại các nước NATO, nhưng mọi giấy tờ đều do vợ các quan chức đứng tên.

 Đặc biệt, một nhà lập pháp được xác định có biệt thự riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tờ khai tài sản vào năm 2014, một vị lãnh đạo nước Cộng hòa Bashkortostan (Nga) đã liệt kê một số tài sản ở quốc gia Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ). Tuy nhiên, vị quan chức này cho biết ông đã bán nhà và đất vào cuối mùa xuân, trước khi tranh chấp giữa Moscow và Ankara bắt đầu.

 Trong khi đó, các nhà lập pháp khác từ chối đưa ra bình luận hay khẳng định không thể bán tài sản của gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ, do mọi giấy tờ đều được vợ đứng tên. Luật pháp Nga cấm giới chức lập pháp sở hữu các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, nhưng cho phép sở hữu bất động sản nếu khai báo với nhà nước, đài phát thanh Ekho Moskvy cung cấp.

Trước các lệnh trừng phạt của Nga, Ankara cũng thi hành một số chính sách hạn chế đối với người Nga ở nước này. Theo đó, các nhà báo Nga đang làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải nhận được sự cho phép từ các cơ quan nhà nước hoặc đối mặt với xử phạt, hãng tin BBC tiếng Nga trích dẫn một thông báo từ Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow.

Thông báo cho biết các phóng viên có nhiệm vụ tại quốc gia Tây Á này phải có giấy xác nhận từ cơ quan quản lý, chi tiết hành trình và tên người được phỏng vấn trong chuyến đi... “Đây là một thủ tục thường lệ ở nhiều nước. Nó khá hữu ích”, một nguồn tin giấu tên từ đại sứ quán Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ nói với hãng tin Interfax.

Ngược lại, tuyên bố vào ngày 3.12 từ Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga nhấn mạnh: “Những nhà báo làm việc trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ nếu không có giấy phép hoạt động, phải đối mặt với một loạt các biện pháp xử phạt”. Những quy định mới sẽ áp dụng cho tất cả phóng viên, không phụ thuộc vào thời gian lưu trú ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Một quan chức ngoại giao giấu tên cũng cho biết các yêu cầu ấy từng được đưa ra trước đây, nhưng không được thực hiện ngay lập tức. “Nhiều phóng viên không quan tâm đến những quy định khi họ đi du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bây giờ họ phải đối mặt với công tác kiểm tra nghiêm ngặt hơn”, Interfax dẫn lời. Đại sứ quán cũng nhấn mạnh rằng những quy tắc tương tự nên được áp dụng với phóng viên nước ngoài tại Nga.

Hàn Giang (theo The Moscow times

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới chức Nga không muốn bán đất tại Thổ Nhĩ Kỳ