“Một nền giáo dục thiếu triết lý cũng như thiếu một ngọn hải đăng dẫn đường. Thiếu triết lý giáo dục cũng đồng thời làm đất nước thiếu đi một bộ phận cấu thành triết lý phát triển”, đại biểu quốc hội Phạm Trọng Nhân bày tỏ.

Giáo dục VN: Quá nhiều khẩu hiệu mà thiếu triết lý

Trí Lâm | 15/11/2018, 15:20

“Một nền giáo dục thiếu triết lý cũng như thiếu một ngọn hải đăng dẫn đường. Thiếu triết lý giáo dục cũng đồng thời làm đất nước thiếu đi một bộ phận cấu thành triết lý phát triển”, đại biểu quốc hội Phạm Trọng Nhân bày tỏ.

Thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) sáng nay, ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) nhận địnhthời gian qua vấn đề thí nghiệm, thực nghiệm trong giáo dục nước tacó một số chỗ không đạt yêu cầu.

“Lấy học sinh ra làm "chuột bạch", được thì tốt, không được thì không biết học sinh sẽ đi về đâu. Sai một liđi một dặm. Chúng tôi có đặt vấn đề thí điểm thực nghiệm phải được thông qua Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, ông Tuấn nói.

Còn theo ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), không quá khó để tìm một câu khẩu hiệu trong các trường học hiện nay, nhưng có khẩu hiệu nào đủ cô đọng và khái quát ở tầm tư tưởng để trở thành triết lý giáo dục của Việt Nam.Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?

“Chất liệu chính của một triết lý giáo dục chỉ có thể là sự hướng thiện, đi cùng với suy tư, trăn trở về trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh đất nước. Một nền giáo dục thiếu triết lý cũng như thiếu một ngọn hải đăng dẫn đường. Thiếu triết lý giáo dục cũng đồng thời làm đất nước thiếu đi một bộ phận cấu thành triết lý phát triển”, ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, so sánh mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục của dự thảo lần này với Luật Giáo dục cách đây 20 năm dường như không thay đổi gì nhiều, trong khinội dung, phương pháp giáo dục từ nhiều năm qua vấp phải không ít những phản ứng của xã hội. Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục -Đào tạo Phạm Vũ Luận từng thừa nhận phương thức giáo dục của ta hiện nay như 50-60 năm qua, tức là tiền bối dạy sao ta dạy lại thế hệ sau như thế.

Từ nhận định trên, ông Nhân đánh giá cỗ máy giáo dục của những tư duy về nội dung và phương pháp giáo dục vẫn chưa có nhiều thay đổi để thích ứng với gia tốc ngày càng nhanh của xã hội. Do đó, sự bất tương xứng giữa yêu cầu đòi hỏi của xã hội và năng lực quản lý nhà nước về giáo dục là một điều tất yếu.

“Rõ ràng tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại của nội dung giáo dục và tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học trong phương pháp giáo dục vẫn chưa đạt được, mặc dù đã được đặt ra suốt 20 năm qua”, ông Nhân nêu.

Ông Nhân kiến nghịQuốc hội đã quyết tâm cho một lần sửa đổi toàn diện thì cần thêm một lần mạnh dạn tư duy cho một nền giáo dục thỏa mãn tư duy, nhu cầu và điều kiện của cuộc cách mạng lần này.

“Xã hội chờ đợi đủ lâu cho một triết lý giáo dục đúng tầm, đúc kết từ văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc và hơi thở của thời đại. Tựu chung, triết lý phải làm cho sự học của mỗi người cốt để hướng thiện, học để thành ngườivà kiến quốc”, ông Nhân nêu.

Theo đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ), hiện naychất lượng dạy học chưa cao, rất chậm đổi mới. Nay, nặng về dạy chữ, kiến thức hàn lâm, nhẹ dạy kỹ năng sống, đào tạo làm người và hướng nghiệp. Chương trình sách giáo khoa quá nặng, học sinh khó tiếp thu.

“Chúng ta hình như đang phức tạp hóa những vấn đề hết sức đơn giản. Ví dụ, học sinh lớp 1 chỉ cần đạt mục tiêu biết đọc, biết viết, học sinh phổ thông chỉ cần học kiến thức phổ thông nhưng hiện nay chúng ta đang hàn lâm hóa những kiến thức đó”, ông Thưởng nói.

Theo đại biểu Thưởng: “Người lớn đã nghĩ ra quá nhiều điều để nhồi nhét vào bộ óc non nớt của trẻ, làm cho việc học tập trở thành áp lực, gánh nặng quá lớn. Một bộ phận không nhỏ trẻ sợ học, không thích học và chán học. Đặc biệt, tâm lý phụ huynh muốn con mình trở thành con người ta nên bắt các cháu phải giỏi một cách quá sức, dẫn đến hoang mang, hoảng sợ”.

Ông Thưởng cho rằng đây là quan niệm rất sai lầm trong giáo dục, trái với năng lực và sở trường của trẻ em.“Thử hỏi đã mấy học sinh giỏi văn quốc gia trở thành nhà văn, nhà thơ lớn. Cần phải hiểu rằng, trong một lớp, một trường, chỉ cầnmột em trở thành nhà văn, một em trở thành nghệ sĩ, một em là vận động viên chứ không cần phải là tất cả. Hãy dạy và định hướng để học sinh phát huy năng lực của bản thân một cách hợp lý nhất”, ông Thưởng nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu cẩn thận ở đề tài cấp quốc gia,tạo ra một sự thống nhất cao về triết lý giáo dục để có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động của giáo dục tới đây. Tất cả những vấn đề này, Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu và nghiên cứu để trình Quốc hội dự thảo báo cáo Quốc hội kỳ họp thứ 7.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục VN: Quá nhiều khẩu hiệu mà thiếu triết lý