Giáo dục cảm xúc hiện đang là một trong những chủ đề được quan tâm của xã hội. Với các nghiên cứu gần đây đã đưa ra các kết quả liên quan đến việc: trẻ em ngày nay có tính cá nhân nhiều hơn và ít đồng cảm ơn so với trẻ em của thập kỷ trước: những hành vi tử tế của trẻ cũng ít đi.

Giáo dục cảm xúc: Dạy con từ quá khứ

Lê Hải | 01/08/2017, 16:38

Giáo dục cảm xúc hiện đang là một trong những chủ đề được quan tâm của xã hội. Với các nghiên cứu gần đây đã đưa ra các kết quả liên quan đến việc: trẻ em ngày nay có tính cá nhân nhiều hơn và ít đồng cảm ơn so với trẻ em của thập kỷ trước: những hành vi tử tế của trẻ cũng ít đi.

Sáng 30.07.2017 tại quán Café thứ 7, tiến sĩ Bùi Trân Phượng (Top 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam do báo Forbes bình chọn của lĩnh vực giáo dục), tiến sĩ Phạm Quốc Lộc (Chuyên gia lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ và là Giám đốc sáng lập và Giám đốc đào tạo của Langue Plus Academix), thạc sĩ Lương Ngọc Tiên (Chuyên gia trong lĩnh vực thiền ứng dụng và giáo dục cảm xúc) đã có buổi diễn thuyết và trao đổi về chương trình giáo dục với chủ đề “Dạy con từ quá khứ”. Chương trình được sự đón nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ em của các tổ chức giáo dục, phụ huynh và các bạn trẻ chuẩn bị lập gia đình và có con.

Giáo dục cảm xúc hiện đang là một trong những chủ đề được quan tâm của xã hội. Các nghiên cứu gần đâycho thấytrẻ em ngày nay có tính cá nhân nhiều hơn và ít đồng cảm ơn so với trẻ em của thập kỷ trước; những hành vi tử tế của trẻ cũng ít đi. Trong khi đó, trẻ có nhiều hành vi tử tế thì lại được chứng minh sẽ có những cơ hội phát triển và thành công hơn trong tương lai. Vì thế, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ với những phương pháp giáo dục tôn trọng trẻ là một phần nội dung được đưa ra thảo luận trong buổi hội thảo.

Trong khi đó,cuộc sống bận rộn ngày nay, với quỹ thời gian hạn hẹp là lý do các ông bố, bà mẹ không còn thời gian để chơi cùng, ăn cùng và học cùng con. Đây cũng là xu hướng làm tăng tỷ lệ trẻ bị phụ thuộc vào các công cụ công nghệ hiện đại: máy tính bảng, smartphone...

Các diễn giả đã đưa ra một số ví dụ, minh chứng mặt tốt trong quan niệm “truyền thống” của cả giáo dục phương Đông và phương Tây: sự yêu thương của gia đình, giáo dục gắn kết của gia đình và cộng đồng dành cho trẻ… Tuy nhiên, hội thảo cũng đã trao đổinhiều dẫn chứng của mặt tiêu cực như việc: giáo dục trẻ trở thành người mà gia đình, nhà trường, xã hội mong muốn. Từ đó áp đặt cho trẻ cách học, cách sinh hoạt, sự phát triển nhân cách theo mong muốn của người khác. Cũng như các quan niệm và suy nghĩ: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, coi trẻ em chỉ là “con nít”…

Cuối chương trình là sự trao đổi sôi nổi về các hoạt động có thể làm cùng con: sự lắng nghe lẫn nhau, thực hiện các hành động giúp đỡ người khác, tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong gia đình, nói điều dễ thương, viết (thay lời muốn nói) và những hành động giao tiếp không lời.

Buổi hội thảo được phối hợp tổ chức bởi Language Plus Academix, NES education, Công ty One Life Connection Training & Consultancy và Café thứ 7.

Lê Hải

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục cảm xúc: Dạy con từ quá khứ