Ngày 14.10, tại chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14 của Ban Dân nguyện.
Theo Báo cáo của Ban Dân nguyện, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đã tổng hợp được 2.251 kiến nghị. Qua phân loại, lọc kiến nghị trùng, còn 2.224 kiến nghị liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp…
Đến nay 2.201 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời (đạt 98,97%). Các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri là tài nguyên -môi trường; giáo dục -đào tạo; giao thông vận tải; lao động -thương binh -xã hội…
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biếtcác Đoàn đại biểu quốc hội (ĐBQH) đều cho rằng các bộngành, các cơ quan đơn vị đều rất nghiêm túc, tích cực trả lời cử tri, nhìn chung đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời hạn trả lời. Hầu hết các bộ trưởng đều trực tiếp xem xét, giải quyết, ký văn bản trả lời và công khai trên cổng thông tin điện tử, qua đó cử tri, các ĐBQH có thể trực tiếp giám sát, các cơ quan báo chí có thể kịp thời tuyên truyền tới cử tri...
Tuy nhiên, một số văn bản trả lời cử tri vẫn còn bất cập, chưa có đủ thông tin để đại biểu quốc hội trả lời cử tri. Việc phối hợp giữa các bộngành đểgiải quyết kiến nghị cử tri chưa chặt chẽ, dẫn đến một số kiến nghị chưa rõ trách nhiệm do cơ quan nào chủ trì giải quyết.
Một số kiến nghị chưa được giải quyết do một số bộ chậm ban hành văn bản hướng dẫn hoặc chậm triển khai các quy định của pháp luật. Một số kiến nghị đã được các bộ ngành tiếp thu, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện nhưng chuyển biến còn chậm nên cử tri vẫn bức xúc, tiếp tục có kiến nghị.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết từ trước kỳ họp thứ 7, cử tri nhiều địa phương kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018.
Trả lời cử tri, Bộ GD-ĐT cho rằng chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (gồm phần mềm chấm thi; công tác quán triệt quy chế thi; công tác thanh tra). Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục.
"Tuy nhiên, trả lời không nêu rõ có cá nhân, đơn vị nào vi phạm hay không, mức độ vi phạm và xử lý như thế nào? Cử tri cho rằng vụ gian lận thi cử năm 2018 vừa qua, nhìn chung các địa phương, đặc biệt là Hòa Bình và Sơn La đã xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với cán bộ, đảng viên có vi phạm", bà Hải nói.
Đồng thời, bà Hảinhận định: "Có thể nói, những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương, tuy nhiên Bộ GD-ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi".
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị bổ sung một số nội dung cử tri phản ánh liên quan đến giáo dục nhưng chưa có trong báo cáo.
Ông nói người dân phản ánh nhiều đến việc xử lý vụ gian lận thi cử năm 2018, trong đó đặc biệt là vụ tiêu cực xảy ra ở Hà Giang.
“Sau khi có kết quả kiểm điểm của Tỉnh ủy, người dân phản ánh cách chúng ta xử lý trách nhiệm và không đồng tình, vì cho rằng chúng ta xử lý không đúng đối tượng”, ông Phúc nói, đồng thời đề nghị xử lý đúng đối tượng để người dân tâm phụckhẩu phục.
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu cần phải nghiên cứu làm rõ thêm nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc trả lời không đúng, không đầy đủ các ý kiến kiến nghị của cử tri; đồng thời xem xét việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri đã đến được với cử tri chưa; đánh giá chất lượng trả lời qua việc phản hồi ý kiến cử tri, hiệu quả thực tế của việc trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri, của các bộ, ngành.
Lam Thanh