Bolero là điệu nhạc quen thuộc và rất phổ biến ở Việt Nam từ mấy chục năm nay. Thời gian gần đây dòng nhạc này bắt đầu được các nhà sản xuất chương trình khai thác rộng rãi bằng những cuộc thi hát nhạc Bolero trên sóng truyền hình. Đã nói đến thi thì phải có ban giám khảo, và cũng chính từ những vị “giám khảo Bolero” này mà nhiều cuộc tranh cãi không dứt đã diễn ra trên các các diễn đàn âm nhạc hiện nay.

Giám khảo Bolero và những cuộc tranh cãi không có điểm dừng

Tiểu Vũ | 09/07/2017, 16:43

Bolero là điệu nhạc quen thuộc và rất phổ biến ở Việt Nam từ mấy chục năm nay. Thời gian gần đây dòng nhạc này bắt đầu được các nhà sản xuất chương trình khai thác rộng rãi bằng những cuộc thi hát nhạc Bolero trên sóng truyền hình. Đã nói đến thi thì phải có ban giám khảo, và cũng chính từ những vị “giám khảo Bolero” này mà nhiều cuộc tranh cãi không dứt đã diễn ra trên các các diễn đàn âm nhạc hiện nay.

Trước khi bàn đến vấn đề “giám khảo Bolero”, chúng ta cùng tìm hiểu vắn tắt về nguồn gốc của điệu nhạc huyền thoại này

Nguồn gốc điệu nhạc Bolero và những nhầm lẫn

Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu âm nhạc thì “Bolero” là một vũ điệu truyền thống của Tây Ban Nha, khai sinh vào cuối thế kỷ 18. Còn tại Cuba, Bolero là một trường phái âm nhạc ra đời vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên suốt nhiều thập niên, đã có sự nhầm lẫngiữa điệu nhảy Bolero và dòng nhạc Bolero. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rasự khác nhau ở đây để phân biệt rõ giữa một bên là vũ điệu của vương triều Tây Ban Nha, còn bên kia là điệu nhạc dân gian đến từ Cuba.

Tại Tây Ban Nha, người đầu tiên định hình Bolero như một điệu vũ hàn lâm là vũ sư Sebastián Lorenzo Cerezo. Điệu nhảy Bolero rất thịnh hành ở Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 18. Theo các nhà nghiên cứu,điệu nhảyBolero đượcbiến hóa từ vũ điệu seguidilla, nguyên là một điệu nhảy truyền thống có từ thế kỷ 17 của vùng Andalucia. Chữ "Bolero" trong điệu nhảy của Tây Ban Nha cũng được bắt nguồn từ chữ "volero", biệt danh của vũ sư Tây Ban Nha, do mỗi lần biểu diễn các điệu nhảy, vũ sưthường lả lướt tung bay (volero) như thể gót chân tha thướt nhẹ nhàng không bao giờ chạm đất".

Còn tại Cuba, bản nhạc Bolero đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1883 do nhạc sĩJosé Pepe Sánchez sáng tác mang tựa đề Me Entristeces, Mujer mà sau này người ta thường hay gọi một cách ngắn gọn là Tristezas (Những nỗi buồn).

Dòng nhạc Bolero tạiViệt Nam

Khai sinh từ Cuba, dòng nhạc Bolero sau đó đã nhanh chóng lan tỏa ra nước ngoài và bén rễ tại nhiềuquốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hấp dẫn của điệu nhạc quốc tế này đã thu hút các nhạc sĩ Việt Nam bằng những tác phẩm âm nhạc đầu tiên mang giai điệu Bolero nhưng đượcViệt hóavào những năm 1950 của thế kỷ trước. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn được ghi nhận là người Việt Nam đi tiên phong sáng tác nhạc Bolero qua bài hát Nắng chiều được ông viết vào năm 1952, những bản nhạc Bolero tiếp đó là Trăng phương Nam của nhạc sĩ Anh Hoa, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt. Nối tiếp các thế hệ tiền bối là cácnhạc sĩ Lam Phương, Trúc Phương, Hàn Châu, Hoài Linh và sau đó là các nhạc sĩ Anh Bằng, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Vinh Sử… đã góp phần phát triển Bolero trở thành một điệu nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ được rất nhiều người Việt ưa thích trong đoạn 1954-1975.

Giám khảo Bolero tại Việt Nam và những cuộc tranh cãi

Trong thời gian gần đây tại Việt Nam, nhạc Bolero bắt đầu được các nhà sản xuất chương trình truyền hình khai thác khá triệt để dưới nhiều hình thứckhác nhau. Cách khai thác phổ biến nhất vẫn là những cuộc thi hát Bolero trên sóng truyền hình. Nhiều gameshow gắn tên “Bolero” đã được ra đời như Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Thần tượng Bolero, Tình Bolero hoan ca, Hãy nghe tôi hát… Tuy nhiên chất lượng của “ban giám khảo Bolero”, người "cầm cân nảy mực" cho các cuộc thi này đã trở thành đề tài tranh cãi không dứt trên các diễn đàn âm nhạc hiện nay.

Nổi bật gần đây nhất trong các cuộc tranh cãi về “giám khảo Bolero”xuất phát từ phát biểu của nhạc sĩ Vinh Sử. Nhận xét về thành phần giám khảo trong các cuộc thi Bolero trên sóng truyền hình, ông thẳng thắn nói: "Hoài Linh thì biết gì về nhạc, về bolero mà chấm trong khi Linh ca cũng chỉ bình thường".

Sau phát biểu của nhạc sĩ Vinh Sử đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh nhận định này. Nhiều khán giả ái mộ Hoài Linh đã nổi giận và cho rằng phát biểu của nhạc sĩ Vinh Sử là không chuẩn xác. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng phát biểu của nhạc sĩ Vinh Sử là hoàn toàn chuẩn xác.

Sau đây là một số ý kiến của một sốnhạc sĩ, ca sĩvề “giám khảo Bolero”

Danh ca Phương Dung: Nhiều giám khảo Bolero đi lạc đường

Danh ca Phương Dung

Nói về thực trạng giám khảo các cuộc thi âm nhạc nói chung, các “giám khảo Bolero” nói riêng, gần đây trong một cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, danh ca Phương Dung cho biết: “Tôi có xem một số chương trình và nhận thấy điều này: Có nhiều người không thuộc trường phái Bolero nhưng vẫn ngồi ghế giám khảo Bolero. Như vậy thì rất khó để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ họ ở dòng nhạc bán cổ điển mà họ qua trường phái Bolero thì sẽ đi lạc đường ngay...",

Video toàn bộ chia sẻ của danh ca Phương Dung:

Nhạc sĩ Đức Huy: "Nhạc sĩ Vinh Sử nói Hoài Linh không có chuyên môn là không đúng"

Nhạc sĩ Đức Huy

Khác với nhận định của nhiều người, nhạc sĩ Đức Huy cho rằng nhận định của nhạc sĩ Vinh Sử về Hoài Linh là hoàn toàn không chuẩn xác. "Tôi cho rằng ý kiến của nhạc sĩ Vinh Sử không hợp lý. Tôi làm việc với anh Hoài Linh trong chương trình Gương mặt thân quen nên phần nào biết được khả năng của anh Linh tới đâu.

Trong chương trình đó, các thí sinh phải đối diện với rất nhiều thử thách, trong số đó có việc biểu diễn nhiều dòng nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc dance, bolero, thậm chí là cả dân ca, cải lương...

Chúng tôi thường chia nhau để nhận xét, cụ thể thì tôi sẽ nhận xét phần âm nhạc trữ tình, Mỹ Linh nhận xét các phần thi liên quan đến nhạc trẻ còn Hoài Linh thì đảm nhiệm phần cải lương, Bolero...

Làm việc với Hoài Linh, tôi hiểu rằng anh ấy không chỉ là 1 nghệ sĩ hài mà còn có kiến thức rất rộng về các dòng nhạc truyền thống và cả bolero nữa. Tôi cho rằng nhận xét Hoài Linh không đủ tầm làm giảm khảo là không đúng".
Đặt mình vào vị trí của nhà sản xuất chương trình, nếu quý vị mời 1 nghệ sĩ giỏi chuyên môn nhưng lại không phải là người được khán giả quan tâm, vậy thì chương trình đó liệu có tiếp cận được với khán giả hay không và liệu quý vị có hài lòng với lựa chọn của mình hay không?

Tôi tin rằng nhà sản xuất biết được ai là người họ nên mời và người nghệ sĩ khi nhận lời làm giám khảo 1 chương trình cũng sẽ biết cân nhắc việc mình có làm được hay không và phải làm thế nào để "tròn vai".

Đơn cử như bản thân tôi, khi làm giám khảo, tất nhiên có những tiết mục không thuộc dòng nhạc mà tôi am tường. Nhưng với đôi tai nghe nhạc hơn 50 năm, với những trải nghiệm của bản thân mình trong lĩnh vực âm nhạc, tôi tin mình có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn".

Nhạc sĩ Vinh Sử: Cần một ban giám khảo Bolerocó đầy đủ các thành phần về chuyên môn

Nhạc sĩ Vinh Sử

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới,nhạc sĩ Vinh Sử đã chia sẻ những “quan ngại’ của ông về lực lượng “giám khảo Bolero” như sau: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ca sĩ Phương Dung. Theo dõi những cuộc thi Bolero trên truyền hình tôi nhận thấy có sự nhầm lẫn của thí sinh và cả ban giám khảo về nhạc Bolero với dòng nhạc khác ná ná như Bolero. Nhiều bản nhạc không phải là Bolero nhưng đem ra sử dụng ở một chương trình có tên Bolero là thiếu tôn trọng bản sắc đặc trưng của dòng nhạc này".

"Theo dõi các cuộc thi Bolero hiện nay trên truyền hình tôi thấy đài thường chọn ca sĩ nổi tiếng, hoặc nhạc sĩ nổi tiếng nào đó vào vai trò ban giám khảo. Bất kể người đó đang theo đuổi dòng nhạc nào, bất cứ kể người đó có hát nhạc Bolero hay sáng tác Bolero hay không? Chỉ cần họ nổi tiếng để hút người xem là đạt yêu cầu. Có cô ca sĩ chuyên hát nhạc Jazz nhưng lại đi chấm Bolero, hoặc anh ca sĩ nổi tiếng về nhạc Pop nhưng ngồi ghế giám khảo. Theo tôi người chấm Bolero nhất định phải là người am tường. Đó là tiêu chí cần thiết nhất chứ không phải chỉ dựa vào độ nổi tiếng của họ để thu hút khán giả.
Theo tôi, thànhphần ban giám khảo chomột cuộc thi Bolero phải có nhữngngười như sau: Một nhạc sĩ chuyên sáng tác dòng nhạc Bolero, một ca sĩ nổi tiếng chuyên hát nhạc Bolero và một nhạc sĩ hòa âm phối khí. Trong đó nhạc sĩ hòa âm phối khí là người quan trọng nhất. Chính họ mới là người nhận ra thí sinh hát như thế nào, sai nhịp ở đâu, lệch tone chỗ nào. Từ sự kết hợp của ba thành phần này trong BGK thì mới mong phát hiện được những tài năng âm nhạc Bolero một cách chính xác được. Hiện tại tôi chưa thấy chương trình Bolero nào có thành phần giám khảo như tôi vừa nói".

Hiện tại cuộc tranh cãi về “giám khảo Bolero’ đang tiếp tục sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Theo quan sát của chúng tôi, cuộc tranh luận này đang ở “thế cân bằng” bên cạnh các ý kiến bênh vực Hoài Linh cũng có rất nhiều ý kiến khác bảo vệ cho quan điểm của nhạc sĩ Vinh Sử. Và dường như cuộc tranh luận này sẽ còn kéo dài không có điểm dừng.

Vũ Y Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giám khảo Bolero và những cuộc tranh cãi không có điểm dừng