Trong khi các giải bóng đá đỉnh cao trong hệ thống chuyên nghiệp như V.League, hạng Nhất từ lâu bị các doanh nghiệp nước ngoài quay lưng nhưng ở giải U.15 quốc gia lại có công ty Huyndai Vinashin gắn bó đến mùa thứ tư.

Giải U.15 hay chuyện bóng đá trẻ và doanh nghiệp nước ngoài

Một Thế Giới | 15/08/2014, 15:55

Trong khi các giải bóng đá đỉnh cao trong hệ thống chuyên nghiệp như V.League, hạng Nhất từ lâu bị các doanh nghiệp nước ngoài quay lưng nhưng ở giải U.15 quốc gia lại có công ty Huyndai Vinashin gắn bó đến mùa thứ tư.

Sáng nay, giữa công ty Huyndai Vinashin và công ty tổ chức sự kiện EEC là đơn vị được VFF ủy quyền tổ chức VCK giải U.15 toàn quốc đã ký kết hợp đồng tài trợ cho giải đấu. Đây là năm thứ tư liên tiếp công ty TNHH nhà máy tàu biển Huyndai Vinashin đồng hành với giải.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Huyndai (Hàn Quốc) lại gắn bó với giải U.15 QG mà không tài trợ cho một CLB nào ở đó V.League?

Đúng ra cách đây khoảng 14 trước khi bóng đá Việt Nam chập chững bước lên chuyên nghiệp với giải VĐQG được mang tên V.League thì cũng đã hút được các doanh nghiệp, thương hiệu nước ngoài như công ty tổ chức Strata (Anh), Pepsi Co, Higlands Coffee, Samsung… bỏ tiền tài trợ cho giải đấy hay tài trợ cho các CLB. Trước đó nữa, bóng đá VN giai đoạn bao cấp ở thập kỷ 1990’s lúc kinh tế Việt Nam mới mở cửa thì một số CLB vẫn được các thương hiệu điện tử của Nhật Bản hay các hãng giải khát nước ngoài quảng cáo trên áo đấu. 

Giai U.15 hay chuyen bong da tre va doanh nghiep nuoc ngoai
Trước khi lên V.League thì giải VĐQG đã thu hút các thương hiệu ngoại như Pepsi, Tiger và Dunhill (in lo trên quả bóng). Tiền vệ Phan Bá Hùng đội CA TPHCM (sọc đỏ trắng) tại sân Thống Nhất ở giải VĐQG 1998. 

Tuy nhiên, cũng gần 10 năm trôi qua, giải V.League dần vắng hẳn các nhà tài trợ nước khi. Nguyên nhân chính là bóng đá VN bước vào giao đoạn bị đầu cơ, lũng đoạn bởi các ông bầu, doanh nghiệp sử dụng bóng đá như một thứ công cụ để đổi dự án hay lấy mối quan hệ làm ăn. Thời gian này vào khoảng 2004-2011. Chính vì bóng đá sử dụng như công cụ nên dòng tiền đổ vào vượt giá trị thực và đây là điều mà các doanh nghiệp nước ngoài với khả năng thu chi, kiểm toán chặt chẽ nên không thể chạy theo.

Khi bóng đá VN bắt đầu hạ nhiệt, các ông bầu hết tiền vì khủng hoảng kinh tế hay đã đạt mục đích thì giải V.League lại vướng quá nhiều tiêu cực, tai tiếng tràn lan từ bộ máy điều hành là VFF cho tới các CLB, cầu thủ lẫn HLV nên bị khán giả, người hâm mộ quay lưng. Do để lại nhiều ấn tượng xấu nên V.League không thể kéo các doanh nghiệp nước ngoài quay lại tài trợ khi mà họ đã có nhiều lựa chọn marketing tốt hơn với các chương trình truyền thực tế nở rộ và rất ăn khách.

Trong một hoàn cảnh như vậy, tài trợ cho giải bóng đá trẻ lại là sự lựa chọn an toàn cho thương hiệu và cũng tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Mặc dù không hề được các bên tiết lộ nhưng tài trợ cho một VCK bóng đá trẻ như U.13 hay U.15 chỉ tầm mức khoảng 1 tỷ  đồng/năm.

Giải U.13 toàn quốc suốt mấy năm qua do công ty Yamaha bỏ tiền lo trọn gói, trong khi VCK U.15 đã gắn bó với Huyndai Vinashin đến năm thứ tư. Đây là 2 minh chứng rõ nét nhất cho sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài khi bỏ tiền cho bóng đá.

Với giải VĐQG V.League để kéo được dòng tiền của các nhà tài trợ nước ngoài vào đầu tư hẳn phải rất lâu. Để làm được điều đó V.League phải đảm bảo được hai điều kiện là tạo ra giải đấu trung thực, hấp dẫn để đưa khán giả quay trở lại khán đài và đưa cầu thủ về giá trị đúng với năng lực thật của họ.

Nguyên An

VCK U.15 quốc gia: 8 đội tranh tài

VCK U.15 quốc gia 2014 – Cúp Huyndai Vinashin khởi tranh từ ngày 19 đến 28.8 tại SVĐ Thống Nhất (TPHCM) với 8 đội tham dự được chia làm hai bảng. Bảng A: ĐKVĐ PVF, Hà Nội T&T, Sana Khánh Hòa, SLNA; bảng B: Viettel, SHB Đà Nẵng, TPHCM, Đồng Tháp.

Các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, chọn ra 2 đội đầu bảng vào bán kết. Phần thưởng cho đội vô địch là 50 triệu đồng. Cầu thủ tham dự giải đấu sinh từ ngày 1/1/1999 đến 31/12/2000. Giải đấu được mở cửa miễn phí cho khán giả vào sân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải U.15 hay chuyện bóng đá trẻ và doanh nghiệp nước ngoài