Dự án mới “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam” sẽ giúp giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà: Một xu thế đúng đắn

Thu Anh | 27/08/2016, 05:42

Dự án mới “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam” sẽ giúp giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

Chiều 26.8, Bộ Xây dựng phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức khởi động dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam. Dự án do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ.

Trong báo cáo của Bộ Xây dựng, năng lượng tiêu thụ của ngành nàychiếm tỷlệ khoảng 40% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia. Dự báongành xây dựngcó nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng nhanh nhất, gây thách thức về môi trường.

Vì vậy, dự án sẽ góp phần làm giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, trong đó giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp khoảng 230.000 tấn CO2. Kết quả này sẽ góp phần vào việc thực hiện cam kết của Việt Nam để giảm khí nhà kính 25% tính đến năm 2030 với sự hỗ trợ của quốc tế.

Dự án này sẽ kéo dài từ năm 2016 đến 2019. Cụ thể, dự án sẽ hỗ trợ dỡ bỏ các rào cản việc thực hiện có hiệu quả và thực thi nghiêm ngặt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua việc thực hiện 3 hợp phần.

Ông Lê Trung Thành (Bộ Xây dựng) giới thiệu về dự án -Ảnh: Thu Anh

Theo ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng), 3 hợp phần trong dự án cụ thể là sửa đổi, bổ sung và tăng cường năng lực thực thi quy chuẩn kỹthuật quốc gia về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả; Đề xuất các sáng kiến hỗ trợ và phát triển thị trường xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;Xây dựng và thực hiện trình diễn một số mô hình mẫu đối với chung cư và tòa nhà thương mại sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Ông Thành khẳng định: “Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà chính là một xu thế đúng đắn”.

Tại hội thảo, ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh: “Sở Xây dựng các địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… cần chủ động, tích cực phối hợp, tham gia vào hoạt động của dự án, nhất là trong việc thực hiện nghiêm túc công tác thẩm tra thiết kế, thẩm định dự án, nghiệm thu công trình… trước khi đưa vào sử dụng".

Bà Louise Chamberlain,Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo -Ảnh: Thu Anh

Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam, bà Louise Chamberlain cho biết UNDP có kinh nghiệm hỗ trợ sử dụng hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà tại hơn 40 quốc gia đang phát triển trên thế giới.

Giám đốc quốc gia UNDP cũng đưa ra một vài ví dụ về các dự án xây dựng tòa nhà sinh thái thân thiện được đầu tư bởi các doanh nghiệp tư nhân. Tòa nhà xanh Một Liên Hợp Quốc chính là một trong những tòa nhà sinh thái thân thiện với môi trường nhất tại Việt Nam.

“Việc cải tiến cơ bản và bền vững sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của chính phủ, quan hệ đối tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và sự mở rộng quy mô của việc thực hiện câc giải pháp xây dựng tòa nhà sinh thái thân thiện”, bà Louise Chamberlain khẳng định.

Kinh phí đầu tư cho dự án này lên tới 3.198.000 USD được tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua UNDP và được triển khai bởi Bộ Xây dựng.

Thu Anh
Bài liên quan
ĐBQH đề nghị xây dựng bảng lương riêng, đãi ngộ phù hợp cho nhà giáo
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng lương vẫn không phù hợp. Do đó, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà: Một xu thế đúng đắn