Vào 17 giờ 45 hôm nay 4.10, giải Nobel Vật lý 2016 sẽ được công bố. Theo Washington Post nhận định, giải năm nay sẽ khó thoát khỏi tay nhóm nghiên cứu gồm Ronald Drever, Kip Thorne và Rainer Weiss.

Giải Nobel Vật lý sẽ khó thoát khỏi tay nhóm phát hiện ra sóng hấp dẫn

Anh Tú | 04/10/2016, 05:54

Vào 17 giờ 45 hôm nay 4.10, giải Nobel Vật lý 2016 sẽ được công bố. Theo Washington Post nhận định, giải năm nay sẽ khó thoát khỏi tay nhóm nghiên cứu gồm Ronald Drever, Kip Thorne và Rainer Weiss.

Phát hiện về sóng hấp dẫncủa Ronald Drever, Kip Thorne và Rainer Weissđược đánh giá là quan trọng nhất trong vòng một thế kỷ qua và tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển khoa học vũ trụ sau này. Nhờ vậy,3 nhà khoa học này đã thâu tóm rất nhiều giải thưởng vật lý danh giá kể từ khi họ công bố phát hiện mang tính lịch sử vào hồi tháng 2.

"Sóng hấp dẫn! Một trong những phát hiện cơ bản nhất trong tất cả các phát hiện về vật lý", Sara Seager, một nhà thiên văn tại Viện Công nghệ Massachusetts, trả lời Washington Post khi được hỏi về dự đoán giải Nobel vật lý năm nay. "Và thật khó để tưởng tượng có người sẽ không đồng ý với điều đó", bà Seager khẳng định.

Sóng hấp dẫn không phải là một phát hiện ngẫu nhiên mà là thành quả của một quá trình nghiên cứu, tính toán lâu dài. Cùng với Kip Thorne, Rainer Weiss và các nhà khoa học khác, ông đã thành lập lên nhóm nghiên cứu đo lường sóng hấp dẫn ở Caltech và sau đó nhóm này hợp nhất với nhóm ở Học viện Công nghệ Massachusetts để xây dựng đài quan trắc sóng hấp dẫn LIGO vào năm 1992.

Theo Wikipedia, LIGO là một dự án liên hợp giữa các nhà khoa học tại MIT, Caltech, và nhiều trường đại học viện nghiên cứu khác. Các nhà khoa học tham gia vào dự án và phân tích dữ liệu cho thiên văn sóng hấp dẫn được tổ chức trong Nhóm hợp tác Khoa học LIGO bao gồm hơn 900 nhà khoa học trên toàn thế giới.

Trong một cuộc họp báo tổ chức bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và LIGO vào ngày 11.2.2016, họ thông báo đã đo được trực tiếp sóng hấp dẫn trong ngày 14.9.2015 từ kết quả của việc hai lỗ đen có khối lượng 29 và 36 lần khối lượng Mặt Trời, cách Trái đất khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng sát nhập vào nhau tạo thành một lỗ đen quay mới có khối lượng 62 lần khối lượng Mặt Trời.

Nhờ phát hiện chấn động trong ngành vật lý đó, họ liên tục được nhận các giải về vật lý và thiên văn trong thời gian qua. Hồi tháng 5, họ đã nhận giải thưởng Special Breakthrough Prize. Đây là giải tôn vinh các thành tựu khoa học đột phá do tỷphú người Nga Yuri Milner và nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ, trong đó có CEO của Facebook, Mark Zuckerberg và đồng sáng lập của Google, Sergey Brin, sáng lập. Tháng 6, họ được Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương Na Uy, Quỹ Kavli và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na Uy trao giải Kavli Prize.

Vào hôm qua, 3.10, Ủy ban Nobel tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã công bố giải Nobel đầu tiên trong năm 2016 là giải Nobel Y sinh học cho nhà khoa học người Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì khám phá ra cơ chế "tự thực" của tế bào.

Ngày mai, 5.10, sẽ công bố giải Nobel Hóa học. Giải Nobel Hòa bình được công bốvào 7.10, giải Nobel Kinh tế được công bốvào 10.10 còn giải Nobel Văn học vẫn chưa ấn định thời điểm nêu tên người đoạtgiải.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải Nobel Vật lý sẽ khó thoát khỏi tay nhóm phát hiện ra sóng hấp dẫn