Viện Hàn lâm Thụy Điển tin tưởng rằng họ đã hành động đúng theo tinh thần mà Nobel mong muốn, khi quyết định chọn nhà thơ, triết gia Sully Prudhomme trong số rất nhiều nhà hoạt động văn học lừng lẫy thời đó để trao giải thưởng Nobel văn học đầu tiên trên thế giới vào năm 1901.

Giải Nobel văn học: Nhà thơ Sully Prudhomme, người đầu tiên được vinh danh

Tiểu Vũ | 13/10/2016, 12:23

Viện Hàn lâm Thụy Điển tin tưởng rằng họ đã hành động đúng theo tinh thần mà Nobel mong muốn, khi quyết định chọn nhà thơ, triết gia Sully Prudhomme trong số rất nhiều nhà hoạt động văn học lừng lẫy thời đó để trao giải thưởng Nobel văn học đầu tiên trên thế giới vào năm 1901.

Đầu giờ chiều13.10.2016, theo giờ Stockholm,Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ chính thức tuyên bố danh tánh và tác phẩm của người được giải Nobel văn học năm nay.

Trước thời gian được biết tên tuổi và tác phẩm đoạt giải Nobel văn học 2016, chúng ta hãy điểm lại gương mặt của ngườiđứng trên cùng trong danh sách 118 (sắp tới là 119) người có được vinh dự khi Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải thưởng danh giá này. Nhân vật được đề cập trong bài viết này làSully Prudhommenhà thơ, nhà triết học,viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp,người đầu tiên nhận giải Nobel văn học vào năm 1901 do Viaện Hàn lâm Thụy Điển trao.

Sully Prudhomme là người đầu tiên trên thế giới được trao giải Nobel Văn học "vì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp độc đáo tình cảm và tài năng". Những lý tưởng nhân đạo của ông đã đưa thơ thoát khỏi bóng tối của chủ nghĩa bi quan. Ông cũng đã sử dụng số tiền nhận được từ giải Nobel để lập nên một giải thưởng cho các nhà thơ trẻ, vừa làngười đồng sáng lập nên Hiệp hội những nhà thơ Pháp(Société des poètes français) từ năm 1902.

Nhưng trướckhi nói về nhà thơSully Prudhomme,chúng ta hãy một lần nữa nhắc lạitên Alfred Bernhard Nobel, người đã dùng tài sản của mình để sáng lập ra giải thưởng Nobel, trong đó có hạng mục giải thưởng về lĩnh vực văn chương. Các nhà thơ, nhà văn trên cùng người yêu văn chương trên thế giới cũng đã biết ơn ông vì sự quan tâm đặc biệt của Alfred Nobel. BởiAlfred Bernhard Nobel là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuấtvũ khí, người phát minh ra thuốc nổ, nhà triệu phú. Với một sự nghiệp như vậy có thể nhiều người chỉbiết đếnAlfred Nobel nhưlà conngười của khoa học tự nhiên, một lĩnh vực mà ông dành cả đời đểtheo đuổi và sáng tạo.

Tuy nhiên, qua một số cứ liệu,chúng ta có thể thấy văn học nghệ thuật cũng đã có sức hút mạnh mẽ với Alfred Nobel saukhoa học. Sinh thời Alfred Nobel dành nhiều đam mê cho việc nghiên cứu văn hóa. Suốt quãng đời niên thiếu, ông say sưa khám phá văn học, và sở thích này được ông duy trì cho đến cuối đời. Thư viện của ông là một kho tàng phong phú và đa dạng các tác phẩm văn chương được tuyển chọn với nhiều ngôn ngữkhác nhau. Vào những năm cuối đời, ông cũng đã thử sức mình bằng cách bắt tay vào việc viết tiểu thuyết.

Có lẽ chínhvì điều đó, văn học là một trong 4giải đầu tiên đượcAlfred Nobel quan tâmđề cập trong di chúc của mình về giải thưởng mang tên ông.

Alfred Bernhard Nobel (1833-1896), người sáng lập ra giải Nobel

Quay trở lại giải Nobel văn chươngđầu tiên được traovào năm 1901, vào thời điểm đó,rất nhiều tài năng văn chương xuất sắc trên khắp thế giới được chọn đề cử gửi đến Viện Hàn lâm Thụy Điển đểxét giải Nobel văn học.Qua nhiều giaiđoạnthảo luận và bình chọn, cuối cùng các viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển đã quyết định chọn nhà thơ gia Sully Prudhomme của Viện Hàn lâm Pháp để trao giải thưởng. Tác phẩm giúp Sully Prudhomme cho là tập thơ Tứ tuyệt và các bài thơ (Stances et poèmes, 1865) đây cũng là tập thơ đầu tay của Sully Prudhomme.Từ đó tên tuổi củaSully Prudhomme được cả thế giới biết đến với với một sự ngưỡng mộ về tài năng lẫn nhân cách và lý tưởng sống.

Nhà thơ, triết gia, viện sĩ Viện Hàn lâm PhápSully Prudhomme, tên thật là René Franoxois Armand Prudhomme, sinh ngày 16.3.1839 tại Paris, Pháp. Ông mất vào ngày 6.9.1907 tại Châtenay-Malabry,Pháp hưởng thọ 68 tuổi.

Nhà thơSully Prudhomme (1839-1907)

Vì sao Sully Prudhomme đượcgiải Nobel văn học năm 1901?. Chúng ta cùng đọc lại lời tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển đãghi nhận những giá trị trong tác phẩm của Prudhomme thời đó đoạn như sau: “Nếu trí tưởng tượng của những nhà thơ khác chủ yếu là hướng ra ngoài nhằm phản ánh cuộc sống và thế giới xung quanh, thì Sully Prudhomme lại có một bản tính hướng nội, vừa nhạy cảm vừa tinh tế. Trong thơ ông hiếm có những hình ảnh và tình huống thực của đời sống, mà chủ yếu là những hình ảnh và tình huống đóng vai trò tấm gương trầm tưởng thi ca. Tình yêu đối với những giá trị tinh thần, sự ngờ vực, nỗi sầu thảm mà không gì trên trần thế có thể xua tan được, đó là những chủ đề thường gặp trong thơ ông, những tác phẩm hoàn thiện về hình thức và mang vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc, trong đó không bao giờ có một từ thừa. Thơ ông mang màu sắc đa dạng, mặc dù hiếm khi mang giai điệu du dương nhưng lại cực kỳ uyển chuyển trong việc sáng tạo các hình thức phù hợp nhằm thể hiện những cảm giác và ý tưởng. Tao nhã, sâu sắc và u buồn, tâm hồn ông tự bộc bạch trong thơ, dịu dàng nhưng không ủy mị, lối phân tích buồn thảm gieo vào lòng độc giả một sự thông cảm u hoài.

Với sức lôi cuốn của cách diễn đạt tao nhã, bằng nghệ thuật tuyệt vời, Sully Prudhomme trở thành một trong những nhà thơ lớn nhất thời đại chúng ta. Một số bài thơ của ông là những viên ngọc bất hủ. Viện Hàn lâm Thụy Điển ít bị lôi cuốn bởi những bài thơ mang tính giáo dục và trừu tượng mà bị lôi cuốn nhiều hơn bởi những tác phẩm nhỏ mang chất trữ tình, những tác phẩm tràn đầy cảm xúc và chiêm nghiệm, những tác phẩm lôi cuốn người đọc bởi sự tao nhã, bởi chân giá trị của chúng và bởi sự kết hợp hiếm có giữa sự phản ánh tinh tế và tình cảm dồi dào.

Để kết luận, cần thiết phải nhấn mạnh một đặc điểm. Tác phẩm của Sully Prudhomme đã bộc lộ một óc luôn quan sát và tìm tòi không bao giờ ngơi nghỉ, một bộ óc đã tìm ra được - dường như đối với ông đó là giới hạn - rằng vận mệnh siêu nhiên của con người nằm ngay ở trong thế giới đạo đức, trong tiếng nói của lương tâm và trong mệnh lệnh cao quý và không thể chối từ của tinh thần trách nhiệm. Với quan điểm như vậy, Sully Prudhomme đã thể hiện tốt hơn hầu hết các tác giả khác những gì mà tác giả bản di chúc gọi là “khuynh hướng tinh thần trong văn học". Do đó, Viện Hàn lâm tin tưởng rằng mình đã hành động đúng theo tinh thần mà Nobel mong muốn, khi quyết định chọn Sully Prudhomme trong số rất nhiều nhà hoạt động văn học lừng lẫy để trao giải thưởng đầu tiên này". (Bản dịch tiếng Việt của Thanh Loan, Ngô Tự Lập hiệu đính à Culture Globe)

Theo một số tài liệu ghi lại, năm Sully Prudhomme hai tuổi, bố ông qua đời, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông cùng mẹ và chị gái chuyển đến sống với một người chú. Từ bé ông học giỏi toán, sau tốt nghiệp trung học dự định vào Đại học Bách khoa để trở thành kĩ sư, nhưng vì mắc bệnh nặng về mắt nên phải từ bỏ ý định.

Từ năm 1860, ông đã phải tự đi làm nhiều nghề kiếm sống, buổi tối về nghiên cứu triết học và làm thơ. Tập thơ đầu tay Tứ tuyệt và các bài thơ xuất bản năm 1865 dưới bút danh Sully Prudhomme (tên của bố ông) được đánh giá cao; sau đó ông gia nhập nhóm Thi Sơn (tiếng Pháp: Parnasse) và cho ra mắt các tập thơ về đề tài tình yêu (bị một cô gái từ chối, nhà thơ suốt đời sống độc thân) và về sự mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo.

Năm 1870, nổ ra chiến tranh Pháp - Phổ, ông tự nguyện gia nhập dân quân. Những túng thiếu, vất vả trong thời kỳ quân Phổ phong tỏa Paris khiến sức khỏe đã yếu của ông càng thêm trầm trọng, ông bị liệt và phải cắt hai chân sau khi cuộc phong tỏa chấm dứt. Trong thời kỳ chữa bệnh, ông vẫn viết thơ ái quốc (ấn tượng chiến tranh, 1870), cổ vũ thơ truyền thống, phản đối thơ tự do, chủ nghĩa tượng trưng, suy đồi (Di chúc thơ, 1900). Năm 1888 ông xuất bản trường ca Hạnh phúc, gồm 4000 câu thơ, khẳng định hạnh phúc có thể đạt được nhờ sự ham học hỏi, nhờ khoa học, nhờ lòng thiện và sự hy sinh.

Năm 1901 S. Prudhomme là người đầu tiên trên thế giới được trao giải Nobel Văn học, nhưng ông không đến Thụy Điển được để nhận giải do bị bệnh nặng.

Những năm cuối đời ông tiếp tục sáng tác, viết khảo luận về tôn giáo, tâm lý. Ông mất tại nhà riêng ở ngoại ô Paris năm 1907. Gia sản ông để lại cho hậu thế là hàng trăm tác phẩm có giá trị về nghệ thuật trong đó có mộtbài thơ nổi tiếng của ông được dịch ra tiếng Việt như Chiếc bình vỡ,Sự cứu rỗi trong nghệ thuật, Giọt sương, Giống nhau, Khoan dung...Nhiều bài thơ của Sully Prudhomme được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ Pháp nổi tiếng như César Franck, Gabriel Fauré, Louis Vierne.

Tiểu Vũ(Tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải Nobel văn học: Nhà thơ Sully Prudhomme, người đầu tiên được vinh danh