Vào lúc 18g ngày 7.10 (theo giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn chương năm 2021 cho nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah.

Giải Nobel Văn chương 2021 thuộc về tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah

Văn Nhân | 07/10/2021, 18:05

Vào lúc 18g ngày 7.10 (theo giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn chương năm 2021 cho nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah.

Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, giải Nobel Văn chương năm 2021 được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah “vì sự thâm nhập kiên định và giàu lòng trắc ẩn của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân, cũng như số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và các lục địa”. 

Như vậy, giải Nobel Văn học trị giá 1 triệu bảng Anh đã thuộc về Abdulrazak Gurnah, “người đã tạo ra tác phẩm xuất sắc nhất trong lĩnh vực văn học theo lý tưởng”, căn cứ vào di chúc của Alfred Nobel.

tieuthuyegia.jpg

Nhà văn Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948 và lớn lên trên đảo Zanzibar, Tanzania ở Ấn Độ Dương, nhưng đến cuối những năm 1960, ông đến Anh tị nạn. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn. Chủ đề về người tị nạn, lưu vong xuyên suốt tác phẩm của ông.

Một số tác phẩm nổi tiếng của tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah phải kể đến Paradise (1994), Whitbread Prize, Desertion (2005) và By the Sea (2001). Trong đó, cuốn tiểu thuyết thứ tư Paradise là bước đột phá trong cuộc đời ông, với với tư cách một nhà văn. Tác phẩm ra đời sau một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Đó là câu chuyện sống động về tuổi mới lớn và một câu chuyện tình buồn.

Giải Nobel Văn học do Viện Hàn lâm Thụy Điển trao hàng năm cho các tác giả, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn chương, âm nhạc… Năm ngoái, giải Nobel Văn học năm 2020 thuộc về nhà thơ người Mỹ Louise Gluck để tôn vinh "giọng thơ không thể nhầm lẫn, nét đẹp toát lên từ sự thống khổ, khiến cho sự hiện hữu của mỗi cá nhân trở nên phổ biến".

Được biết, để chọn ra được người xứng đáng với giải Nobel danh giá này, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã chuẩn bị cho việc đề cử từ trước 1 năm.

Trước đó, bà Ellen Mattson, thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển, đồng thời cũng là thành viên Ủy ban Nobel, cho biết quá trình đề cử giải Nobel văn chương được diễn ra theo một hệ thống khá chặt chẽ. Giải Nobel không chấp nhận các ứng viên tự đề cử. Có khoảng 18 chuyên gia ở khắp nơi thế giới và chỉ những người này mới được đề cử ứng viên cho giải, với hội đồng duyệt gồm 18 thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển sau đó sẽ chọn ra người chiến thắng.

Trong lịch sử giải Nobel văn chương, từ năm 1901 đến 2020 có 117 cá nhân được trao giải từ Viện Hàn lâm Thụy Điển. Trong đó, nhà văn đoạt giải Nobel trẻ nhất lịch sử là Rudyard Kipling, được biết đến nhiều nhất với tác phẩm The Jungle Book, đoạt giải năm 1907 khi ông 41 tuổi và nhà văn lớn tuổi nhất được trao giải là Doris Lessing nhận giải thưởng vào năm 2007, khi bà 88 tuổi.

Dù có 117 cá nhân được vinh danh nhưng chỉ có 113 giải được trao bởi trong các năm 1904, 1917, 1966 và 1974, có hai tác giả cùng nhận chung giải thưởng.

Ngoài ra, Nobel là giải thưởng danh giá nhất nhì hành tinh nhưng đã từng có 2 tác giả từ chối nhận giải. Ngoài ra, chưa tác giả nào từng nhận được giải này 2 lần.

Năm 2016, giới văn sĩ đã ngỡ ngàng khi giải Nobel văn chương được trao cho ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng người Mỹ Bob Dylan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải Nobel Văn chương 2021 thuộc về tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah