Hôm 10.11, các nhà nghiên cứu Anh cho biết đã xác định các protein trong SARS-CoV-2 được nhận diện bởi tế bào T của những người tiếp xúc với vi rút nhưng không lây nhiễm. Điều này có thể cung cấp hướng đi mới cho các nhà phát triển vắc xin COVID-19 trong tương lai.

Giải mã những người tiếp xúc SARS-CoV-2 mà không nhiễm, định hướng phát triển vắc xin COVID-19 tương lai

Sơn Vân | 10/11/2021, 22:02

Hôm 10.11, các nhà nghiên cứu Anh cho biết đã xác định các protein trong SARS-CoV-2 được nhận diện bởi tế bào T của những người tiếp xúc với vi rút nhưng không lây nhiễm. Điều này có thể cung cấp hướng đi mới cho các nhà phát triển vắc xin COVID-19 trong tương lai.

Miễn dịch chống lại COVID-19 là một bức tranh phức tạp. Trong khi có bằng chứng về mức độ kháng thể suy giảm sau 6 tháng kể từ khi tiêm vắc xin COVID-19, tế bào T được cho đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự bảo vệ.

Các nhà nghiên cứu của Đại học London đã kiểm tra 731 nhân viên y tế tại hai bệnh viện ở London (thủ đô Anh) trong đợt đại dịch COVID-19 đầu tiên và phát hiện ra rằng nhiều người không có kết quả xét nghiệm dương tính dù có khả năng tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 từ đầu.

Họ phát hiện ra rằng, trong khi một nhóm nhỏ nhân viên y tế không tạo ra kháng thể hoặc kết quả dương tính với xét nghiệm PCR, họ vẫn tạo đáp ứng tế bào T lớn và rộng sau khi có thể đã tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2.

Điều này cho thấy các nhân viên không phải tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với SARS-CoV-2, mà các tế bào T đã loại bỏ vi rút trước khi có bất kỳ triệu chứng nào hoặc kết quả xét nghiệm dương tính - một trường hợp được gọi là "nhiễm trùng sơ sinh", theo các nhà nghiên cứu.

Leo Swadling, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature, cho biết: “Chúng tôi biết rằng một số cá nhân vẫn không bị nhiễm dù có khả năng tiếp xúc với vi rút. Điều thực sự cung cấp thông tin là các tế bào T được phát hiện trong những cá thể này, nơi vi rút không thể lây nhiễm thành công. Qua đó ưu tiên nhắm mục tiêu vào các vùng khác nhau của vi rút được nhìn thấy sau khi lây nhiễm”.

giai-ma-nhung-nguoi-tiep-xuc-sars-cov-2-ma-khong-nhiem.jpg
Tế bào T đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn nhiễm vi rút SARS-CoV-2

Mang lại khả năng bảo vệ cao chống lại bệnh nặng nhưng không ngăn chặn hoàn toàn sự lây truyền hoặc tái nhiễm, các loại vắc xin hiện tại nhắm vào protein gai của SARS-CoV-2.

Ngược lại, các đáp ứng của tế bào T dẫn đến "nhiễm trùng sơ sinh" trong nghiên cứu Đại học London đã nhận ra và nhắm mục tiêu vào các protein sao chép.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, dù các tế bào T như vậy có liên quan đến ngăn lây nhiễm có triệu chứng nhưng không thể một mình bảo vệ chúng ta. Nghiên cứu không xem xét liệu các nhân viên y tế có được bảo vệ khi tái tiếp xúc với SARS-CoV-2 hay không.

Họ nói thêm rằng các protein sao chép là một trong những protein ít bị thay đổi nhất do đột biến thành SARS-CoV-2 và việc tiếp xúc với các coronavirus khác có thể là lý do tại sao một số nhân viên y tế có thể tạo ra các đáp ứng tế bào T nhanh như vậy.

Điều đó cũng có nghĩa là một loại vắc xin nhắm mục tiêu vào các protein sao chép bên cạnh protein gai sẽ hoạt động chống lại một loạt biến thể SARS-CoV-2, bao gồm cả chủng Delta đang chiếm ưu thế, các nhà nghiên cứu cho biết.

Leo Swadling nói với các phóng viên rằng: “Đây là lý do chính đáng để đưa những protein này vào để bổ sung cho vắc xin thế hệ tiếp theo”.

Bài liên quan
Thông tin về Covaxin, vắc xin COVID-19 thứ 9 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện
Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch với Covaxin, vắc xin COVID-19 do Bharat Biotech International Limited sản xuất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã những người tiếp xúc SARS-CoV-2 mà không nhiễm, định hướng phát triển vắc xin COVID-19 tương lai