Cách đây hơn 1 thế kỷ, một con tàu Mary Celeste đã đâm vào dãy đá ngầm Rochelois, và bị đắm gần địa phận quốc đảo Haiti. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho một trong những con tàu khét tiếng nhất từng chinh phục đại dương. Tuy nhiên, chính một sự kiện xảy ra trước đó 13 năm đã biến May Celeste này đã trở thành bí ẩn lâu dài nhất trong lịch sử. Và có rất nhiều giả thiết về con tàu ma Mary Celeste này cùng với sự "biến mất" kỳ lạ của thủy thủ đoàn. 

Giải mã những bí ẩn về 'con tàu ma' Mary Celeste

03/05/2015, 07:20

Cách đây hơn 1 thế kỷ, một con tàu Mary Celeste đã đâm vào dãy đá ngầm Rochelois, và bị đắm gần địa phận quốc đảo Haiti. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho một trong những con tàu khét tiếng nhất từng chinh phục đại dương. Tuy nhiên, chính một sự kiện xảy ra trước đó 13 năm đã biến May Celeste này đã trở thành bí ẩn lâu dài nhất trong lịch sử. Và có rất nhiều giả thiết về con tàu ma Mary Celeste này cùng với sự "biến mất" kỳ lạ của thủy thủ đoàn. 

Ngày 4/12/1872, người ta phát hiện thấy con tàu Mary Celeste đang trôi dạt lênh đênh trên vùng biển dậy sóng của Đại Tây Dương. Con tàu lúc được phát hiện vẫn còn trong tình trạng cực tốt với đầy đủ thực phẩm và nước ngọt, nhưng khi được neo vào bờ lại không tìm thấy bóng dáng bất kỳ ai – toàn bộ thủy thủ đoàn đã biến mất không còn dấu tích. Đây là một bí ẩn đã tồn tại trong hơn 135 năm qua.

Tháng 1 năm 1885, một con tàu đã đâm vào dãy đá ngầm Rochelois, và bị đắm gần địa phận quốc đảo Haiti. Thuyền trưởng Gilman Parker đã bán quyền trục vớt cho lãnh sự Mỹ với cái giá 500 USD, và làm thủ tục đòi bồi thường bảo hiểm cho giá trị của kiện hàng trên tàu. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho một trong những con tàu khét tiếng nhất từng chinh phục đại dương, tàu Mary Celeste. Tuy nhiên, chính một sự kiện xảy ra trước đó 13 năm đã biến con tàu Mary Celeste này đã trở thành bí ẩn lâu dài nhất trong lịch sử.

Giai ma nhung bi an ve con tau ma Mary Celeste-hinh-anh-1
Bờ Rochelois ở Vịnh Gonâve, Haiti, nơi con tàu Mary Celeste kết thúc chuyến hành trình định mệnh của mình. Bờ Rochelois chỉ xuất hiện lờ mờ ở kênh biển phía nam giữa hòn đảo và đất liền. (Wikimedia Commons)

Mary Celeste là một loại tàu thương gia được đăng ký ở Anh vào năm 1861 dưới cái tên Amazon. Bảy năm sau, nó được chuyển nhượng quyền sở hữu cho Mỹ, và được đổi tên thành Mary Celeste. Con tàu tiếp tục ra khơi một cách yên bình cho đến thời điểm chuyến hải trình từ New York đến Genoa vào năm 1872.

Thuyền trưởng con tàu khi đó là Benjamin Briggs, một người đàn ông kiêng rượu và là một tín đồ Công giáo mộ đạo. Thuyền trưởng Briggs cũng được mô tả là một chỉ huy gan dạ, một người sẽ không rời bỏ con thuyền của mình ngoại trừ trong tình huống liên quan đến sinh tử.

Người thuyền phó tên Albert Richardson cũng được nhìn nhận là một người dễ hợp tác, và ông đã được chính thuyền trưởng Briggs lựa chọn. Hơn nữa, vợ thuyền trưởng Brigg, đứa con gái của ông, và sáu thành viên thủy thủ đoàn khác đều đi trên con tàu Mary Celeste

Giai ma nhung bi an ve con tau ma Mary Celeste-hinh-anh-2
Các thành viên thủy thủ đoàn bị vắng mặt của con tàu Mary Celeste. Từ trái sang phải: Benjamin Briggs, thuyền trưởng tàu Mary Celeste; Albert C. Richardson, thuyền phó; Sarah Briggs, vợ Benjamin Briggs; Sophia Briggs, con gái của Benjamin và Sarah Briggs

Đến cuối tháng 10 năm 1872, 1701 thùng cồn biến tính có độc bắt đầu được chất lên kho hàng của tàu. Ngày 7 tháng 11, tàu Mary Celeste rời cảng New York để tiến vào Đại Tây Dương. Ngày 4 tháng 12, tàu Dei Gratia của Anh phát hiện thấy tàu Mary Celeste đang rong ruổi không mục tiêu trong vùng biển giữa quần đảo Azores và Bồ Đào Nha.

Khi khám nghiệm kỹ hơn, thủy thủ đoàn Dei Gratia phát hiện thấy không có bóng dáng một ai trên tàu, và cuốn nhật ký hải trình có mục gần nhất được ghi chú vào ngày 24 tháng 11. Dù vậy, con tàu vẫn trong tình trạng rất tốt, phần lớn kho hàng vẫn còn nguyên vẹn, và lượng thực phẩm và nước ngọt vẫn đủ dùng trong sáu tháng.

Người ta để ý thấy thủy thủ đoàn tàu Mary Celeste đã bỏ lại tẩu thuốc phía sau. Theo lời giải thích của thuyền trưởng tàu Dei Gratia, David Morehouse, đây là dấu hiệu cho thấy thủy thủ đoàn đã rời con tàu trong hoảng loạn. Hơn nữa, thuyền cứu hộ duy nhất của tàu, cũng như đồng hồ hàng hải và kính lục phân, cũng biến mất. Thông qua lời kể của Augustus Anderson (một thủy thủ của tàu Dei Gratia) trong cuộc thẩm vấn của Bộ Hải quân Anh, người ta biết thêm được rằng một cuộn dây leo cứng cáp có chu vi khoảng 8 cm, đã được tìm thấy trong tình trạng đứt gãy và đang treo trên mạn tàu.

Từ những mẩu bằng chứng này, người ta đã ráp lại thành một bức tranh giả định như sau: Cái gì đó đã xảy ra trên tàu Mary Celeste khiến thuyền trưởng hoảng sợ, và ông đã ra lệnh cho thủy thủ đoàn xuống thuyền cứu hộ để rời bỏ tàu. Dây leo đó đã được dùng để buộc vào thuyền cứu hộ, và thuyền trưởng cùng với thủy thủ đoàn đã bám theo sau tàu Mary Celeste để xem xem điều gì sẽ xảy ra. Cơn hoảng loạn hóa ra chỉ là báo động giả. Thật không may cho thuyền trưởng Briggs, cũng như gia đình và thủy thủ đoàn của ông, dây leo bị đứt trong cơn bão khốc liệt, vì thế họ đã không thể trở lại tàu Mary Celeste.

Giai ma nhung bi an ve con tau ma Mary Celeste-hinh-anh-3
Bia tưởng niệm các thủy thủ đoàn tàu Mary Celeste, những người đã biến mất không để lại một vết tích (Ảnh: lost-at-sea-memorials.com)

Những cách giải thích cho việc rời bỏ tàu Mary Celeste

Câu chuyện trên có lẽ là một trong những cách giải thích hợp lý và mang tính logic hơn cho sự biến mất của thủy thủ đoàn. Dù vậy, chưa có sự thống nhất về nguyên nhân khiến thuyền trưởng Briggs hoảng loạn, và rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra.

Theo nhận định của thuyền trưởng tàu biển David Williams, thủy thủ đoàn đã rời bỏ tàu Mary Celeste trước sự đe dọa của một cơn hải chấn (động đất biển), một hiện tượng tương đối phổ biến ở Azores. Thuyền trưởng Williams lý luận rằng cơn hải chấn đã làm tràn chín thùng cồn biến tính. Vì vậy, có thể thuyền trưởng Briggs lo sợ hơi cồn có thể tạo nên một vụ nổ, do đó ông đã quyết định rời bỏ tàu. Cũng có người cho rằng một vụ nổ đã thật sự xảy ra. Vì không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu của lửa hay một vụ nổ trên tàu Mary Celeste, nên giả thuyết này đã bị bác bỏ.

Tuy nhiên, một nhà khoa học tại trường Đại học University College London ở Anh đã chứng minh rằng một vụ nổ dạng sóng áp suất có thể đã xảy ra. Khi một sóng lửa được tạo ra, một luồng không khí tương đối lạnh tiến vào ngay sau đó và ức chế ngọn lửa này, từ đó không để lại bất kỳ vết muội than, hay vết cháy nào còn sót lại. Do đó, cũng có khả năng một ngọn lửa lớn nhưng tương đối vô hại đã dọa thuyền trưởng Briggs phải rời bỏ tàu.

Trong khi đây có thể là một giả thuyết hợp lý, nhưng nó đã không thể ngăn chặn sự lưu chuyển của các tin đồn và các phỏng đoán bừa bãi về số phận sau cùng của các thành viên thủy thủ đoàn. Trong nhiều thập kỷ, rất nhiều các giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm sự nổi loạn của thủy thủ đoàn, hay thủy thủ đoàn trong trạng thái say rượu đã bị thủy thủ đoàn của tàu Dei Gratia, những người phát hiện ra Mary Celeste, sát hại.

Số khác cho rằng cái chết của họ là do mực khổng lồ, hay thủy thủ đoàn đã bắt gặp một con tàu vô chủ chứa đầy kho báu, rồi bỏ lại tàu Mary Celeste để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc ở Tây Ban Nha. Nếu các bằng chứng mới được đưa ra ánh sáng trong tương lai, chúng ta sẽ hiểu hơn một chút về điều gì đã thực sự xảy ra với tàu Mary Celeste trên chuyến hành trình định mệnh của mình vào năm 1972, và rồi sẽ rốt cục giải được bí ẩn này.
Theo Qúy Khải/ ĐKNTV

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã những bí ẩn về 'con tàu ma' Mary Celeste