Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, đề tài biên giới, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên biên giới chiếm một vị trí đáng kể với những âm giai đẹp, tạo được dấu ấn sâu sắc trong công chúng cả nước.

Giai điệu tự hào tháng 7: Tháng 7 nghe hồn thiêng sông núi qua 'Chiều biên giới'

Haiyen | 30/07/2016, 15:12

Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, đề tài biên giới, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên biên giới chiếm một vị trí đáng kể với những âm giai đẹp, tạo được dấu ấn sâu sắc trong công chúng cả nước.

Những ca khúc về chủ đề biên giới đã đi cùng năm tháng với nhân dân và chiến sĩ cả nước hơn 30 năm qua trên khắp các nẻo biên cương, dưới vạt rừng, trong những ngôi nhà hay trên các giảng đường Đại học. Những ca khúc ấy, tình cảm ấm áp tình quân – dân ấy luôn làm ấm lòng dân bản trăm miền và ấm lòng những người lính đang canh giữ sự yên lành nơi biên viễn.

Ca sĩ Tùng Dương gây xúc động với bài hátCô gái Sầm Nưa -Bài hát được mở đầu bài hát lại là màn solo ấn tượng của nhạc sĩ Thanh Phương với cây đàn guitar.

Giai điệu tự hào tháng 7 – Chiều biên giới với những bản hùng ca vang hồn núi sông sẽ được gửi tới khán giả vào 20h10ngày 30.7 trên kênh VTV1. Trong chương trình lần này, ekip Giai điệu tự hào đã cùng nhiều nghệ sĩ quay trở về nghĩa trang Vị Xuyên thăm những người chiến sĩ đã nằm xuống, và hát thêm một lần nữa cho đồng đội nghe. MC Phan Anh xúc động chia sẻ về với cựu chiến binh Vị Xuyên trong khán phòng, anh đã không giấu nổi xúc động của mình: “Có một thời gian rất dài, câu chuyện biên giới của cha anh ở đâu đó đã bị quên đi. Còn người trẻ như chúng em có những câu chuyện mình đã không được biết, không được tiếp cận. Hôm nay, ngồi ở đây được gặp các bác, vì ba mẹ em cũng là bồ đội. Và khi nghĩ về những chiến công thầm lặng đó nó khiến cho em có rất nhiều cảm xúc. Tôi muốn nói một điều với chính bản thân mình: Con xin được xin lỗi các cô các chú, những người đã hy sinh, có những chiến công rất thầm lặng. Và chúng con đã có đôi lúc quên đi cái điều đó. Và con hiểu cho đến bây giờ con không được phép quên, và những thế hệ sau sẽ không bao giờ quên, chúng con hứa điều đó”.

Các khách mời bình luận của chương trìnhGiai điệu tự hàosố tháng 7- Chiều biên giới,

Đã 30 năm trôi qua, ở nhiều nơi và trên nhiều sân khấu, nhiều chương trình nghệ thuật, ca khúc này vẫn được hát vang. Lần này, trong Giai điệu tự hàosố tháng 7- Chiều biên giới, một lần nữa vị nhạc sĩ không còn trẻ Trần Tiến đãcầm guitar mộc dạo nhạc và mở đầu bài hát. Tiếng đệm đàn chậm rãi cùng dàn bè ngân lên mang lại không khí xúc động cho khán giả tại trường quay. Nhiều người lính năm xưa đã không cầm được nước mắt khi bài hát viết về những người đồng đội thân yêu được cất lên. Sau giây phút xúc động đó, tiếng đàn violon nâng dần nhịp điệu và đẩy bài hát sang một cao trào mới, hào hùng. Một bài hát nhưng mang lại 2 cảm xúc vừa xúc động nhưng cũng vừa hào hùng, tự hào về những người chiến sỹ biên cương, chiến đấu để giữ vững chủ quyền của Tổ quốc thân yêu.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giai điệu tự hào tháng 7: Tháng 7 nghe hồn thiêng sông núi qua 'Chiều biên giới'