Trước những tội ác của quân Minh, nhân dân đã từng bước nhận rõ bộ mặt thật của chúng. Phong trào chống Minh cũng do đó mà tăng dần theo thời gian, bất chấp sự đàn áp vô cùng tàn bạo của giặc. Trong bối cảnh nước Minh thời này vẫn phải chịu sự đe dọa thường trực và mạnh mẽ từ thế lực Bắc Nguyên, cuộc sa lầy ở Đại Việt càng làm cho nước Minh thêm khốn đốn.

Giặc Minh sa lầy khi lộ rõ bộ mặt thật trên đất Việt

28/03/2017, 06:36

Trước những tội ác của quân Minh, nhân dân đã từng bước nhận rõ bộ mặt thật của chúng. Phong trào chống Minh cũng do đó mà tăng dần theo thời gian, bất chấp sự đàn áp vô cùng tàn bạo của giặc. Trong bối cảnh nước Minh thời này vẫn phải chịu sự đe dọa thường trực và mạnh mẽ từ thế lực Bắc Nguyên, cuộc sa lầy ở Đại Việt càng làm cho nước Minh thêm khốn đốn.

Quân đội nhà Minh

Kỳ 1: Nhà Trần từ 3 lần thắng Nguyên đến cuộc chiến với Chế Bồng Nga

Kỳ 2: Dẹp được Chế Bồng Nga, vua Trần lại gửi trứng cho ác​

Kỳ 3: Hồ Quý Ly và những cải cách tham vọng vượt thời đại​

Kỳ 4: Hồ Quý Ly và mục tiêu 1 triệu quân chống lại phương Bắc

Kỳ 5: Chu Nguyên Chương và dã tâm xâm lược Đại Việt

Kỳ 6: Bạo chúa nhà Minh trái lời cha, muốn xâm lăng nước Việt​

Kỳ 7: Hồ Quý Ly sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh

Kỳ 8: Bị quân Hồ Quý Ly bao vây, tướng Minh viết thư xin tha mạng

Kỳ 9: Nhà Minh lộ dã tâm khi chuẩn bị 80 vạn quân xâm lược nước Việt

Kỳ 10: Hồ Nguyên Trừng và cuộc đọ súng đẫm máu với quân Minh​

Kỳ 11: Cái giá đắt cho những người ngây thơ tin lời dụ dỗ của nhà Minh

Kỳ 12: Hồ Nguyên Trừng đại chiến quân Minh tại Hàm Tử quan

Kỳ 13: Hồ Quý Ly mất nước, Đặng Tất lập mưu lật thế cờ

Kỳ 14: Lịch sử đổ tội lên đầu Hồ Quý Ly thì có bất công không?

Kỳ 15: Chính sách đồng hóa, chia rẽ thâm độc của nhà Minh ở nước ta​

Có thể nói rằng vua khai sáng nước Minh là Chu Nguyên Chương đã có một tầm nhìn xác đáng về vấn đề đối ngoại. Trong Hoàng Minh Tổ Huấn, Chu Nguyên Chương đã nhắc nhở các vua kế vị thận trọng khi động binh đao với những nước láng giềng:

“Trẫm sợ con cháu đời sau cậy vào sự giàu mạnh mà tham chiến công một thời, vô cớ dấy binh dẫn đến tổn hại mạng người. Hãy nhớ kĩ là không được làm như vậy !”.

Nhưng Chu Đệ với bản tính tham công ngạo mạn của mình đã bỏ ngoài tai, phạm đúng vào sai lầm “tham chiến công một thời”. Khi chiếm được nước ta rồi, Trương Phụ về triều tâng công với Chu Đệ. Vua tôi mặc sức tâng bốc lẫn nhau. Chu Đệ nói:

“Trẫm là vị chúa nhân dân trong bốn bể, há lại ưa dùng binh đến cùng, tham giàu có đất đai nhân dân ư! Vì nghịch tặc không thể không tru diệt, dân cùng khổ không thể không giúp. Bọn Phụ tuân theo mệnh của Trẫm, phấn dũng ra mưu, giết bắt bọn hung đồ, bình định một phương, công đó có thể gọi là hùng vĩ phi thường vậy!”.

Trương Phụ đáp lời: “Do Hoàng thượng trù hoạch cùng uy linh của quốc gia, còn kẻ ngu thần này có công gì?”

Chu Đệ lại nói: “Công của ngươi sẽ được vĩnh viễn ghi trong sử sách không bao giờ lu mờ, tuy Hán Phục Ba [tức Mã Viện - TG] cũng không hơn vậy”

Việc so sánh Trương Phụ với Mã Viện – viên tướng đời Hán đã đánh bại hai bà Trưng, thiết lập nền đô hộ của đế chế Hán lên vùng Lĩnh Nam cho thấy tư tưởng bành trướng của Chu Đệ chẳng thua kém vua Hán Quang Vũ Lưu Tú (vua của Mã Viện), và cả hai đều bất chấp nỗi thống khổ của nhân dân, sự mất mát việc nhân mạng cho thần dân, quân lính để đạt được mục đích. Tuy nhiên bấy giờ thời thế đã thay đổi. Dân tộc Việt thế kỷ 15 đã là một dân tộc đông đúc, có nền tảng văn minh mạnh, có ý thức quốc gia dân tộc mạnh, đủ sức để đương đầu với đế chế phương bắc trong một cuộc chiến đầu trường kỳ. Trước những tội ác của quân Minh, nhân dân đã từng bước nhận rõ bộ mặt thật của chúng. Phong trào chống Minh cũng do đó mà tăng dần theo thời gian, bất chấp sự đàn áp vô cùng tàn bạo của giặc. Trong bối cảnh nước Minh thời này vẫn phải chịu sự đe dọa thường trực và mạnh mẽ từ thế lực Bắc Nguyên, cuộc sa lầy ở Đại Việt càng làm cho nước Minh thêm khốn đốn.

Hầu như tiếp sau cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ, ngay trong năm 1407 nhân dân nhiều nơi trong nước đã đứng lên chống Minh.Cho đến tháng 8.1407, Mộc Thạnh phải đem một phần quân chủ lực rút về nước Minh để giảm bớt gánh nặng hậu cần cho đạo quân khổng lồ (20 vạn lính lúc ra quân). Trương Phụ vẫn ở lại với một lực lượng khá đông đúc, tiếp tục chính sách xây dựng thêm các lực lượng ngụy binh để chia sẻ gánh nặng với quân chủ lực nước Minh. Hào kiệt các nơi thừa cơ Mộc Thạnh rút bớt quân về nước, càng hăng hái nổi lên chống giặc.

Nghĩa quân Thất Nguyên :

Tại châu Thất Nguyên (Lạng Sơn), những lực lượng còn sót lại của quân đội Đại Ngu vẫn kiên quyết đánh giặc bất chấp triều đình nhà Hồ đã sụp đổ. Họ trở thành một trong những nghĩa quân đầu tiên trong cuộc chiến tự phát chống quân Minh. Nghĩa quân lợi dụng địa thế hiểm trở mà cố thủ, quân Minh dù có lực lượng lớn vẫn không thể tung quân tiến đánh một trận được. Tháng 9.1407, nghĩa quân ở châu Thất Nguyên hoạt động mạnh ở khắp các vùng biên giới phía bắc. Trương Phụ phái Tiền quân đô đốc Cao Sĩ Văn đem quân tiến đánh, đến châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) thì đụng độ quân ta. Hai bên giáp chiến hồi lâu, nghĩa quân rút vào trại cố thủ. Cao Sĩ Văn ngày đêm thúc quân công phá. Khi trại sắp vỡ, nghĩa quân cho một cánh quân ra khiêu khích rồi nhử giặc vào trong núi. Cao Sĩ Văn dẫn quân đuổi theo, trúng mai phục. Nghĩa quân dựa vào vách núi lăn đá, bắn tên đạn xuống tới tấp. Cao Sĩ Văn trúng đạn chết. Quân Minh tổn thất nặng, nhưng bộ tướng dưới trướng Cao Sĩ Văn lên thay thế vẫn cố sức đánh. Nghĩa quân phải rút về căn cứ Thất Nguyên. Trương Phụ lại phái thêm một đạo quân khác dưới quyền của Đô chỉ huy Trịnh Sảng tiến đánh Thất Nguyên. Nghĩa quân vốn đã chịu nhiều tổn thất ở Quảng Nguyên, lại bị quân Minh liên tiếp tăng viện nên không chống nổi, bị quân Minh đánh tan.

Nổi dậy ở phủ Diễn Châu (Nghệ An) :

Mùa thu năm 1407, nhân dân ở các huyện Đông Lan, Trà Thanh thuộc phủ Diễn Châu nổi dậy phá nhà ngục, giết chết huyện quan.

Khởi nghĩa Đông Triều (Quảng Ninh) :

Cuối năm 1407, tại bến Bình Than một tôn thất nhà Trần là Trần Nguyệt Hồ được thổ hào Phạm Chấn tôn làm vua, hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân giương cờ Trung nghĩa quân đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa thu hút nhiều tướng lĩnh, binh lính cũ của nhà Hồ tham gia, gây cho quân Minh rất nhiều khó khăn.

Khởi nghĩa Lục Ngạn (Bắc Ninh) :

Cũng cuối năm 1407, Phạm Tất Đại cùng chín chiến hữu của mình khởi binh chống Minh ở Lục Ngạn.

Các cuộc khởi nghĩa năm 1408 :

- Trần Nguyên Thôi khởi binh ở Tam Đái (Vĩnh Phú)

- Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí khởi binh ở Thái Nguyên

- Trần Nguyên Lộc khởi nghĩa tại huyện Tuyên Hóa (Bắc Kạn)

- Trần Nguyên Tôn khởi nghĩa tại châu Hạ Hồng phủ Tân An (Hải Dương)

- Các cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Đan Phượng, Thạch Thất (Hà Nội ngày nay), Nam Sách (Hải Dương), Kiến Hưng (Thái Bình, Nam Định), Kiến Bình (Nam Định), Lạng Giang (Bắc Ninh, Lạng Sơn), ngoại thành Đông Quan (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Hóa) …

Phong trào khởi nghĩa diễn ra rầm rộ khắp nơi, gần như tiến tới tổng khởi nghĩa khiến cho quân Minh vô cùng vất vả đối phó. Cho đến hết năm 1408, quân giặc chỉ thực sự nắm quyền kiểm soát tại các điểm đóng trong các thành trì. Những bản đồ mà nền đô hộ áp đặt lên đất nước ta vẫn chỉ là lý thuyết trên giấy. Ngay tại thủ phủ Đông Quan (tên của Đông Đô khi giặc Minh chiếm đóng), quân giặc cũng không dám tùy tiện đi lại ra khỏi thành lũy. Ở các vùng nông thôn, hầu hết quân dân người Việt vẫn làm chủ trên thực địa.

Nhưng với tính chất tự phát và manh mún, các cuộc khởi nghĩa không thể tiến tới một hành động thống nhất để tung những đòn quyết định nhằm vào giặc được. Quân Minh với lợi thế binh lực tập trung và sự thống nhất về bộ máy đã từng bước dồn quân đánh diệt từng cuộc khởi nghĩa. Giống như một bó đũa bị chia ra từng chiếc để rồi bị bẻ gãy nhanh chóng, các cuộc khởi nghĩa diễn ra rầm rộ nhưng rồi lần lượt bị giặc Minh dập tắt.

Các cuộc khởi nghĩa tự phát ban đầu dù thất bại nhưng cũng đóng góp rất lớn vào cuộc chiến chung của dân tộc chống lại quân Minh. Với việc phải bận chống lại các phong trào khởi nghĩa, quân Minh đã bị chậm tiến độ áp đặt nền đô hộ lên toàn cõi nước ta. Điều đó tạo thuận lợi cho những phong trào lớn hơn mang tính chất toàn quốc có thời gian, không gian tụ họp lực lượng để tung những đòn mạnh mẽ hơn vào quân xâm lược. Một bộ phận khá đông đảo thuộc các cuộc khởi nghĩa bị quân Minh đàn áp vẫn sống sót và trở thành những chiến binh kinh nghiệm, bổ sung cho các phong trào kháng chiến về sau.

Từ trong phong trào kháng Minh rầm rộ, một cuộc thế lực mới đã nổi lên mà về sau khiến cho quân Minh phải nhiều phen kinh hồn bạt vía. Ngày 1.11.1407, tại Mô Độ, Yên Mô, Trường Yên thổ hào Trần Triệu Cơ đã phò tôn thất Trần Ngỗi lên ngôi, lấy danh xưng là Giản Định Đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh, phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh, khôi phục lại nhà Trần. Nhà Hậu Trần trong sử Việt bắt đầu từ đây. Một chương bi tráng bậc nhất của sử sách nước ta sắp sửa diễn ra.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt​

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giặc Minh sa lầy khi lộ rõ bộ mặt thật trên đất Việt