Giá lợn hơi bán tại chuồng đã giảm rất mạnh do tác động của dịch COVID-19 nhưng giá thịt lợn bán lẻ vẫn cao ngất ngưởng.

Giá lợn sống giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá rất cao

Tuyết Nhung | 18/08/2021, 17:55

Giá lợn hơi bán tại chuồng đã giảm rất mạnh do tác động của dịch COVID-19 nhưng giá thịt lợn bán lẻ vẫn cao ngất ngưởng.

Giá lợn hơi trong nước giảm mạnh

Bộ Công Thương cho biết từ đầu tháng 8 đến nay, giá lợn hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung phục hồi.

Hiện giá lợn sống trên toàn quốc dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 7, là mức thấp nhất kể từ giữa năm 2019.

gia-thit-lon.jpg
Thịt lợn đến tay người tiêu dùng hiện giá vẫn cao ngất ngưởng - Ảnh: BCT

Nguyên nhân giảm mạnh là các lệnh hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan dịch COVID-19 tại TP.HCM khiến đầu ra của các trại nuôi lợn tại Đồng Nai gặp khó.

Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến nhiều hộ chăn nuôi phải bán sớm cắt lỗ. Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đẩy giá cám lên cao, ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn.

Mặc dù giá lợn sống giảm mạnh, nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, siêu thị mini, chợ truyền thống và các siêu thị vẫn cao do nhiều chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển.

Từ nay đến cuối năm 2021, Bộ Công Thương dự báo "dịch tả lợn châu Phi còn xảy ra ở một số địa phương và những nơi dịch đã được khống chế vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Trong khi đó, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao… sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước sau khi sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng trong 6 tháng đầu năm".

Mặc dù quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước dịch tả lợn, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn do vẫn còn thâm hụt cung - cầu.

Giá thịt lợn nhập khẩu có thể giảm

Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi (ASF) và đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi các biến thể mới dễ lây lan hơn xuất hiện, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ trên thị trường thịt lợn thế giới.

Tại các quốc gia sản xuất, tác động của dịch COVID-19 làm đình trệ hoạt động vận tải, khiến nguồn cung địa phương tăng lên, trong khi nhu cầu từ dịch vụ ăn uống tiếp tục giảm vì các lệnh hạn chế đã giúp giá thịt lợn hạ nhiệt so với thời gian trước.

Theo dự báo của Rabobank, động lực nhập khẩu mạnh sẽ có thể tiếp diễn trong nửa cuối năm 2021. Ngoài ra, giá thịt lợn nhập khẩu có thể giảm do cạnh tranh thương mại toàn cầu đang tăng lên, khi nhu cầu tại Trung Quốc yếu đi.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 80,85 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 187,13 triệu USD, tăng 154,8% về lượng và tăng 144,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.314 USD/tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 33,86 nghìn tấn, trị giá 93,38 triệu USD, tăng tới 414,1% về lượng và tăng 405% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.757 USD/tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Bài liên quan
Việt Nam tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PT-NT Hà Công Tuấn vừa ký văn bản tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Hungary và Ba Lan vào Việt Nam nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá lợn sống giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá rất cao