Làm sao để các gói hỗ trợ "nhanh, đúng, trúng" tới người dân và doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 là "bài toán" cho cơ quan quản lý hiện nay.

Để gói hỗ trợ 'đúng địa chỉ': Cần tư vấn kỹ cho doanh nghiệp, người dân làm thủ tục

Tuyết Nhung | 14/08/2021, 08:26

Làm sao để các gói hỗ trợ "nhanh, đúng, trúng" tới người dân và doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 là "bài toán" cho cơ quan quản lý hiện nay.

Hiện nay, dịch COVID-19 đang có diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2021

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã ban hành một số chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất. Ước tính tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn giảm năm 2020 khoảng 129.000 tỉ đồng.

Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, Bộ Tài chính đã xây dựng Nghị định số 52 gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 (từ 3 - 6 tháng).

Tính đến ngày 30.6 vừa qua, tổng số tiền thuế và thu ngân sách thực tế đã gia hạn, miễn giảm theo các chính sách đã ban hành khoảng 26.700 tỉ đồng.

Chú trọng tư vấn, hướng dẫn nhiều hơn

Trao đổi với PV Một Thế Giới về các gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp mà cụ thể là Nghị định 52, chuyên gia kinh tế-tài chính, TS Cấn Văn Lực đề xuất Chính phủ cần chỉ đạo để nghị định đi vào cuộc sống hơn. Trong đó vấn đề cần quan tâm là thời gian để người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin gia hạn và thời gian được gia hạn tối đa từ 3 - 6 tháng.

Vị chuyên gia lưu ý cần rút kinh nghiệm từ năm 2020. Với gói hỗ trợ lần này, các cơ quan quản lý cần phải đặc biệt chú trọng tới khâu phổ biến, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, người dân làm thủ tục.

199088093_1410787265972711_2882024265027999319_n.jpg
Lần này, các gói hỗ trợ sẽ chú trọng đến nhiều đối tượng có thu nhập thấp - Ảnh: BCT

Đồng thời, TS Cấn Văn Lực cũng kiến nghị sớm xem xét ban hành các giải pháp hỗ trợ bổ sung, nhất là đối với người lao động và doanh nghiệp. Với gói an sinh xã hội, cần xem xét mở rộng đối tượng hỗ trợ là công nhân, lao động phi chính thức; hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động chuyển nghề do mất hoặc thay đổi việc làm, nâng cao tay nghề để có thể tận dụng cơ hội dịch chuyển vốn đầu tư, chuỗi sản xuất...

"Để triển khai hiệu quả, các gói hỗ trợ cần có hướng dẫn cụ thể, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo nhanh, đúng, trúng để người dân, người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhanh chóng tiếp cận các gói hỗ trợ", TS Lực đề nghị.

Trên thực tế, người dân và doanh nghiệp rất mong chờ các gói hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng thủ tục hành chính rườm rà khiến người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Như Quỳnh - Phó viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết trình tự và thủ tục hành chính để được hưởng các chính sách hỗ trợ lần này đã được đơn giản hóa.

"Trong bối cảnh các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tôi cho rằng đây là những giải pháp hỗ trợ rất kịp thời, có ý nghĩa quan trọng giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân", TS Quỳnh nhấn mạnh.

Theo ông Quỳnh, trong gói hỗ trợ lần này, Bộ Tài chính sẽ đặc biệt tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chính sách hỗ trợ. Trong đó chú trọng tăng cường vào khâu đôn đốc, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp.

Gói hỗ trợ của Việt Nam hướng tới sự bình đẳng

So với các nước trên thế giới, TS Nguyễn Như Quỳnh cho rằng điểm khác biệt trong chính sách hỗ trợ của Việt Nam là hướng trọng tâm tới sự bình đẳng, công bằng và người thuộc tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn.

216220.jpg
TS Nguyễn Như Quỳnh - Phó viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) - Ảnh: BTC

Xu hướng chính sách tài khóa của các quốc gia trên thế giới hiện nay là thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tăng chi ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Một số quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản... đã thực hiện chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho các cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn đến thất nghiệp, giảm thu nhập và gặp các khó khăn kinh tế khác.

Trong khi đó, các nước đang phát triển như Indonesia, Lào, Myanmar… do điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 còn hạn chế, chưa được thực hiện trên quy mô rộng.

Ở Việt Nam, ông Quỳnh cho biết điều kiện ngân sách còn khó khăn, Chính phủ cũng đã có các giải pháp hỗ trợ chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho người dân. Theo đó, số tiền đã thực hiện hỗ trợ trong năm 2020 là 16.800 tỉ đồng. Năm 2021, dự kiến có trên 14,95 triệu người lao động được nhận hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp với tổng kinh phí ước tính trên 26.000 tỉ đồng.

"Rõ ràng, ngoài các chính sách hỗ trợ gián tiếp thông qua miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, các chính sách của Việt Nam cũng đã tập trung hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho những người lao động chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19", TS Quỳnh nhấn mạnh.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan
Thông qua gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Nghị quyết 68 với 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tổng giá trị của gói hỗ trợ lần này khoảng 26.000 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
21 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để gói hỗ trợ 'đúng địa chỉ': Cần tư vấn kỹ cho doanh nghiệp, người dân làm thủ tục