Sau khi giá xăng giảm xuống 14.000 đồng/lít thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là giá cước vận tải. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải vẫn "chây ì" trong việc giảm giá cước và nếu có giảm thì rất nhỏ giọt.

Giá cước không thể giảm nhanh do cơ chế điều hành giá phức tạp

25/02/2016, 10:18

Sau khi giá xăng giảm xuống 14.000 đồng/lít thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là giá cước vận tải. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải vẫn "chây ì" trong việc giảm giá cước và nếu có giảm thì rất nhỏ giọt.

Từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng dầu đã giảm 4 lần, lần giảm gần đây nhất và nhiều nhất trong 7 năm qua (kể từ tháng 7.2009) là vào ngày 18.2 vừa qua. Trước việc giá xăng giảm mạnh, người tiêu dùng đã liên tục bày tỏ mối quan tâm tới giá cước vận tải, nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa thực sự chủ động giảm giá. Nhiều doanh nghiệp có đề xuất giảm nhưng mức giảm rất dè dặt. Vì sao như vậy?
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đã chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này.
Mặc dù giá xăng đã giảm xuống dưới 14.000 đồng/lít nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa giảm giá cước vận tải, bất chấp những công văn đưa xuống. Theo ông, nguyên nhân thực sự của tình trạng này là gì?
- Chuyên gia Ngô Trí Long: Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã giảm 4 lần, giảm 15% nhưng giá cước vẫn “chây ì”, thậm chí là dưới tác động của cơ quan chức năng mới giảm, có giảm cũng rất là chậm. Theo tôi, nguyên nhân là do mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận mà khi doanh nghiệp còn lo lợi nhuận thì làm sao giá cước có thể giảm nhanh được, nên dù giá xăng giảm mạnh các doanh nghiệp vẫn phải cố lì ra để thu lợi nhuận. Với nguyên nhân vừa vì lợi nhuận, vừa do rào cản về cơ chế nên họ cứ chây ì. Chỉ có tác động của cơ quan chức năng và của công luận quá lớn họ mới giảm.
Còn nữa, về phía người tiêu dùng, phải có thái độ rất rõ ràng, thể hiện quan điểm đồng tình và không đồng tình kịch liệt. Tuy nhiên, trước tình hình này, người tiêu dùng lại không tẩy chay các doanh nghiệp thực sự nên họ càng được đà chây ì trong việc giảm giá cước.
Các doanh nghiệp đều lấy lý do quy trình xin gảm giá cước khó, kéo dài. Bên cạnh đó là chi phí đầu vào lớn, khấu hao cao nên giá cước khó có thể giảm nhanh, ông có bình luận gì?
- Trên thực tế, cơ chế điều hành giá cước hiện nay còn rất rườm rà, phức tạp, không phù hợp với quy luật của thị trường. Thị trường vận tải ô tô hiện nay là cạnh tranh thực sự nên hãy để doanh nghiệp tự định giá, nhà nước không nên can thiệp quá sâu. Theo cơ chế định giá, tùy theo những loại thị trường mà nhà nước có những cách quản lý phù hợp. Ví dụ đối với thị trường cạnh tranh thực sự thì để doanh nghiệp và người tiêu dùng quyết định. Ở đây cơ chế quản lý lại chính là rào cản cho doanh nghiệp.
Mỗi lần điều chỉnh giá thì doanh nghiệp phải kê khai, đăng ký, chờ cơ quan chức năng thẩm định và trên cơ sở đó mới tiến hành thủ tục kẹp, niêm phong… điều này rất mất thời gian, ít nhất phải mất từ 7-10 ngày và còn rất tốn chi phí. Đơn cử, mỗi lần điều chỉnh giá cước taxi thì chi phí mất vào đó phải lên tới 250.000-500.000 đồng/xe, mà với doanh nghiệp có hàng nghìn xe thì việc điều chỉnh lại càng khó. Cho nên, cơ chế đó rất phức tạp, trở thành rào cản đối với việc giảm giá cước. Việc giá xăng giảm mà giá cước không giảm thì được xem là căn bệnh kinh niên rồi. Chính vì thế mà doanh nghiệp chậm điều chỉnh giá cước.
Theo ông, giá xăng giảm như hiện nay thì các doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm giá cước như thế nào là phù hợp nhất?
- Cục quản lý giá của Bộ Tài chính thì đưa ra dự kiến sắp thay đổi thông tư, khi giá xăng dầu giảm xuống dưới 20% thì mới buộc các doanh nghiệp giảm giá cước. Trong cấu thành của giá cước vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng từ 27%-35%, có nghĩa là khi giá xăng giảm thì giá cước phải giảm 1/3 so với giá xăng giảm. Từ đầu năm đến nay, giá xăng giảm 15% thì ít nhất giá cước phải giảm 1/3 của 15%. Kéo theo đó, tất cả chi phí đều phải giảm như: tiền lương, chi phí đậu xe ở bến bãi… Nhưng nếu các chi phí này tăng lên mà lại bảo doanh nghiệp giảm giá cước thì không được. Như vậy, dự kiến Bộ Tài chính đưa ra là khi giá xăng giảm 20% thì giá cước giảm, là không hợp lý, vì căn cứ để định ra 20% đó là căn cứ chưa thuyết phục.
Nhiều người cho rằng giá điện, giá nước, giá phân bón... cũng phải được điều chỉnh giảm theo giá xăng dầu, ông nghĩ sao?
- Xăng dầu là yếu tố cực kỳ quan trọng, cấu thành nên giá các mặt hàng và quyết định tới chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo tôi, những mặt hàng nào mà xăng dầu tác động đến thì mới ép nó giảm được. Ví dụ như điện thì có máy chạy dầu, khi giá xăng giảm thì giá điện mới phải xem xét giảm thôi, điều này nghĩa là những yếu tố nào liên quan, tác động đến giá xăng dầu thì mới ép giảm được, chứ không phải cứ giá xăng giảm thì tất cả các mặt hàng đều phải giảm.
Xin cám ơn ông!
Tuyết Nhung

Bài liên quan
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (21.11) được điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.520 đồng/lít.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá cước không thể giảm nhanh do cơ chế điều hành giá phức tạp