Trong bối cảnh nhu cầu tăng nhưng nguồn cung của các dự án nhà ở còn hạn chế, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM khó có thể “hạ nhiệt”.

Giá chung cư năm nay khó hạ nhiệt do nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn tăng

H.Đ | 07/02/2023, 21:07

Trong bối cảnh nhu cầu tăng nhưng nguồn cung của các dự án nhà ở còn hạn chế, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM khó có thể “hạ nhiệt”.

Năm 2023, thị trường bất động sản toàn cầu được dự báo sẽ diễn biến chậm lại. Thị trường Việt Nam cũng khó tránh khỏi những tác động.

Tuy nhiên, theo dự báo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) công bố tại hội thảo "Bắt mạch thị trường bất động sản và dự báo", phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển đô thị vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Nếu so với quý 1/2019, giá sơ cấp hiện đã cao hơn 53%, sau 16 quý tăng liên tục. Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, giá chung cư năm 2023 vẫn sẽ khó giảm do nguồn cung rất ít, trong khi nhu cầu nhiều và liên tục duy trì ở mức cao.

Theo Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện khoảng 40% và sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030. Với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu mét vuông nhà ở đô thị.

Hai thành phố lớn có sức hút dân số cao, đòi hỏi gia tăng nhanh diện tích nhà ở đô thị là Hà Nội và TP.HCM. Hai thành phố này chiếm trên 50% diện tích đất đô thị của cả nước và 75% tăng trưởng không gian đô thị với khoảng 2/3 lượng nhu cầu nhà ở hằng năm.

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, việc phát triển nhà ở xã hội vừa là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đối tượng chính sách vừa là đòn bẩy kích thích dòng chảy kinh tế, hoạt động của 38 ngành nghề khác có liên quan đến thị trường bất động sản.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị với khoảng 155.800 căn, tương đương với tổng diện tích 7,8 triệu mét vuông.

Nguồn cung nhà ở xã hội đạt được từ thực tế còn một khoảng cách lớn so với kỳ vọng đặt ra.

Những bất cập này đang được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan tập trung tháo gỡ với nhiều giải pháp đang được quyết liệt thực hiện nhằm góp phần thúc đấy nhà ở xã hội, phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-BXD về Chương trình hành động của ngành xây dựng thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo đó, chương trình hành động của ngành xây dựng năm 2023 đặt mục tiêu phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành xây dựng đạt 7,3%, tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành/nội thị 42,6%, tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị 53,9%, tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung 96%, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 16%, tỷ lệ thu gom xử lý nước thải 17% và diện tích nhà ở bình quân cả nước 26 mét vuông sàn/người.

Ngành xây dựng cũng đồng thời đặt ra 11 nhóm nhiệm vụ cụ thể như: Ưu tiên, tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và xây dựng chính phủ điện tử; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của ngành xây dựng; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24.1.2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngành cũng tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, trọng tâm là triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, ổn định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá chung cư năm nay khó hạ nhiệt do nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn tăng