Mấy ngày nay, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, nếu giá lên quá cao sẽ làm mặt hàng này mất tính cạnh tranh so với cá tra xuất khẩu của các nước”.

Giá cá tra nguyên liệu tăng cao

Văn Kim Khanh | 26/08/2022, 12:34

Mấy ngày nay, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, nếu giá lên quá cao sẽ làm mặt hàng này mất tính cạnh tranh so với cá tra xuất khẩu của các nước”.

ca-tra-anh-tu-lieu.jpg
Thu hoạch cá tra - Ảnh: VKK

Hiện nay, người nuôi cá tra ở tỉnh Tiền Giang bán cá tại ao với giá từ 31.000 - 32.000 đồng/kg ( tùy kích cỡ), tăng hơn tháng trước khoảng 4.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất trong 2 năm qua. Dù giá thức ăn cho cá ở mức cao nhưng với giá bán cá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 7.000 đồng/kg.

Giá cá tra gia tăng do nhu cầu cần nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL, trong khi đó lượng cá tra sắp được thu hoạch không còn nhiều. Tiền Giang có vùng chuyên nuôi cá tra duy trì hơn 100ha, tập trung ở các khu vực ven sông Tiền thuộc địa bàn 2 huyện Cai Lậy, Cái Bè, chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong và ngoài tỉnh. Không chỉ trúng giá mà năng suất cá tra vụ này đạt cao hơn 60 tấn/ha. Ông Trần Minh Phụng, chủ 4ha ao nuôi cá tra tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang phấn khởi: “Nguồn nguyên liệu cá tra đang hiếm, giá này cao hơn tháng trước khoảng 3.000 đồng/kg, người nuôi lãi trên 5.000 đồng/kg”.

Tại tỉnh Đồng Tháp, diện tích nuôi cá tra ở tỉnh tính đến trung tuần tháng 8 là 1.952ha, đạt hơn 105% so với kế hoạch, diện tích thu hoạch hơn 679ha, sản lượng thu hoạch ước tính 320.000 tấn, đạt 92,34% so với kế hoạch. Giá cá tra nguyên liệu hiện nay trên dưới 30.000 - 31.000 đồng/kg, chi phí trung bình để sản xuất 1kg cá nguyên liệu khoảng 25.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi hơn 2 tỉ đồng/ha.

thu-hoacgh.jpg
Cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang tăng giá - Ảnh: Mỹ Tho

Theo ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp -Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tỉnh quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cá tra theo mô hình lớn, tập trung, để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, đảm bảo ổn định nguồn cung, phát triển theo quy hoạch. Các thị trường nhập khẩu cá tra chính của Đồng Tháp hiện nay là EU, Mỹ, ASEAN trong các tháng kể từ đầu năm đều tăng nhập. Hiện nay, thị trường ở Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều cá tra của Việt Nam, trong đó có Đồng Tháp.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam đang phục hồi, dự báo tăng trưởng tốt trong năm 2022. Khả năng giá cá tra xuất khẩu sẽ tăng bởi các chi phí nuôi, vật tư, lao động, logistics... đều tăng. Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định giá cá tra Việt Nam có thể sẽ tăng do thiếu nguồn cung chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, giá cá sẽ không tăng vượt lên cao quá bởi nếu vậy sẽ mất tính cạnh tranh trên thị trường thế giới.

ca-tra-loai-1kg-gia-cao.jpg
Cá tra nguyên liệu - Ảnh: Mỹ Tho

Trước đà tăng của cá tra nguyên liệu, chúng tôi trao đổi với ông Trương Vĩnh Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, ông cho biết: “An Giang hiện nay giá cá tra vẫn chưa vượt qua 31.000 đồng/kg, loại cá cỡ 1kg/con. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn An Giang, Đồng Tháp chế biến cá tra xuất khẩu đều có vùng nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Vì vậy dù giá cá tăng các doanh nghiệp cũng đã tự chủ nguồn cung nên doanh nghiệp cũng không lo nhiều. Tuy nhiên, nếu thị trường cá tra nguyên liệu tăng cao quá, vượt ngưỡng 32.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu, thì cá tra Việt Nam xuất khẩu sẽ mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra”.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam phân tích: “Giá cá tra ở ĐBSCL tăng khá cao. Hiện nay các doanh nghiệp thu mua dao động 30.000 - 32.000 đồng/kg. Giá bán này còn tùy thuộc vào phương thức thanh toán và loại cá nữa. Tuy giá tăng nhưng người nuôi cá nhỏ lẻ cũng không hưởng lợi được bao nhiêu vì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đều có vùng nuôi riêng, doanh nghiệp hợp tác với người nuôi cá tra. Người nuôi nhỏ lẻ, cá thể không nhiều, họ bị sóng gió thị trường trong các năm qua vùi dập, khi thị trường cá tra nguyên liệu tăng họ cũng không được hưởng lợi nhiều. Toàn vùng hiện nay có khoảng 5.700 - 6.000ha nuôi cá tra. Việc cá tra tăng giá kỳ này do nhu cầu thị trường các nước tăng nhập cá tra chế biến của Việt Nam sau đại dịch CIVID-19. Cung cầu mất thăng bằng thì giá cá tăng, tuy nhiên các doanh nghiệp tự chủ về vùng nuôi, về nguyên liệu, nên giá cá dự báo cũng sẽ không tăng cao hơn nữa. Nếu giá quá cao, cá tra xuất khẩu của ta sẽ mất thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
32 phút trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá cá tra nguyên liệu tăng cao