Giá cá xuất khẩu tăng là một tín hiệu tốt, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi một số thị trường không thích ứng kịp với giá mới thì doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài việc ngừng sản xuất bởi việc chuyển hướng thị trường ngay trong giai đoạn này không dễ - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) nhận định.

Giá cá tra lập đỉnh 6 năm, doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ nặng hoặc ngừng sản xuất

tuyetnhung | 12/04/2017, 16:25

Giá cá xuất khẩu tăng là một tín hiệu tốt, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi một số thị trường không thích ứng kịp với giá mới thì doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài việc ngừng sản xuất bởi việc chuyển hướng thị trường ngay trong giai đoạn này không dễ - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) nhận định.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản cho biết trong tuần đầu tháng 4, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã đột nhiên tăng mạnh lên mức 25.500 - 27.000 đồng/kg, thậm chí có nhà máy chế biến phải mua cá từ 27.500 - 28.000 đồng/kg. Với những đơn hàng đã ký, nhiều doanh nghiệp nhỏ bị lỗ nặng hoặc không thể sản xuất tiếp. Với những đơn hàng tiếp theo, các doanh nghiệp cho biết là rất khó để đàm phán để nâng giá bán...

Theo Vasep, nguyên nhân đẩy giá cá tra tăng dần và lên ngưỡng cao nhất tại tuần đầu tháng 4 là do thiếu hụt con giống ngay từ đầu năm vì sự bất lợi của thời tiết, sụt giảm diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch từ năm trước và nhu cầu gia tăng nhập khẩu củathị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Đây được xem là mức giá cao nhất kể từ năm 2010 đến nay.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn cho biết giá cá nguyên liệu có thể nhích lên cao hơn trong những tháng tới, tuy nhiên không tăng quá cao và đột ngột. Thị trường nhập khẩu khó có thể thích ứng hay chấp nhận nếu giá cá tăng quá nhanh và trong vài tháng tới lượng cá mới sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Còn theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, những vụ nuôi thua lỗ kéo dài trong năm 2016 đã khiến nhiều hộ nuôi cá tra phải treo ao, trong khi đó các doanh nghiệp lại tăng cường thu mua để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu dẫn đến nguồn cung cá tra trở nên khan hiếm. Với mức giá cá cao như hiện nay, người nuôi có lãi từ 500 - 2.000 đồng/kg. Trước tình hình đó, nhiều người nuôi tiếp tục đầu tư trở lại khiến giá cá tra giống tăng khoảng 1,5 - 2 lần so với cùng thời điểm này năm ngoái. Sản lượng thu hoạch cá tra 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 247,6 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Một số doanh nghiệp khác cho biết, một lý do khác nữa là trong năm 2016, nhiều hộ nuôi ồ ạt bắt cá loại 700 - 750gr/con để bán cho các nhà máy chế biến cá tra xẻ bướm cho thị trường Trung Quốc khiến cho sản lượng cá bị hụt. Hiện nay, với những đơn hàng cá tra đã ký trước thời điểm giá cá tăng, nhiều doanh nghiệp không chủ động được vùng nuôi bị lỗ nặng.

Với những đơn hàng sắp tới, các doanh nghiệp nhận định, khách hàng tại thị trường Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ có thể chấp nhận mức giá bán cao hơn nhưng với những thị trường lớn khác như: EU, Mexico, Colombia hay ASEAN rất khó đạt được thỏa thuận. Nếu từ cuối tháng 8 - đầu tháng 9.2017, xuất khẩu cá tra sang Mỹ gặp thêm khó khăn từ chương trình thanh tra cá da trơn thì xuất khẩu cá tra nhiều khả năng giảm mạnh hơn.

Hiện nay, giá cá tra trung bình tại một số thị trường lớn đã tăng từ 10 - 15% so với trước. Dự báo có thể tăng lên mức từ 2,75 - 3 USD/kg. Thị trường Trung Quốc vốn ưa chuộng sản phẩm cá chép và trắm cỏ, nay đã chuyển sang cá tra Việt Nam không xương. Do đó, nhu cầu tiêu thụ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn sang Trung Quốc cho rằng, đây là thị trường phản ứng rất nhanh về giá và khách hàng chấp nhận cả sản phẩm với giá cao hơn, tuy nhiên có nhiều rủi ro trong thanh toán. Với những doanh nghiệp đang tự chủ vùng nuôi, ảnh hưởng của việc tăng giá cá nguyên liệu lên mức đỉnh không nhiều nhưng với các doanh nghiệp đang phải thu mua phần lớn cá nguyên liệu bên ngoài thì sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá cá tra lập đỉnh 6 năm, doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ nặng hoặc ngừng sản xuất