Giá mua bán USD tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng loạt vượt mức 23.000 VND/USD trong hôm nay.

Giá bán USD tại ngân hàng thương mại đồng loạt vượt 23.000 đồng

02/07/2018, 14:42

Giá mua bán USD tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng loạt vượt mức 23.000 VND/USD trong hôm nay.

Chuyên gia nhận định trong 6 tháng cuối năm 2018, tỷ giá có xu hướng tăng lên từ 1%-3% so với đầu năm - Ảnh minh họa

Hôm nay (2.7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 22.635 VND/USD, giảm 15 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Với biên độ +/-3%, tỷ giá trần và tỷ giá sàn mà các ngân hàng thương mại được phép áp dụng trong ngày lần lượt là 23.314 VND/USD và 21.956 VND/USD.

Trong khi đó, tỷ giá USD chiều bán ra được niêm yết tại các ngân hàng đồng loạt vượt mức 23.000 VND/USD.

Cụ thể, Vietcombank niêm yết tỷ giá mua - bán USD ở mức 22.940-23.010 VND/USD, tăng 20 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

BIDV và VietinBank tăng mạnh hơn. BIDV tăng 30 đồng ở cả 2 chiều, nâng tỷ giá USD lên mức 22.955-23.025 VND/USD. Còn tại VietinBank, USD được mua vào với mức 22.948 VND/USD và bán ra với 23.028 VNĐ/USD, tăn 32 đồng so với phiên giao dịch trước.

Techcombank và Eximbank cùng niêm yết tỷ giá ở mức 22.940-22.030 VND/USD, tăng 30 đồng. DongABank tăng 30 đồng lên 22.960-23.030 VND/USD. ACB tăng 40 đồng lên 22.960-23.040 VND/USD.

Sacombank vẫn là ngân hàng thương mại niêm yết giá mua bán USD ở mức cao nhất với 22.969 VND/USD chiều mua và 23.054 VND/USD chiều bán.

Còn trên thị trường tự do, USD đang được mua vào với giá khoảng 23.090 VND/USD, bán ra với mức 23.120 VND/USD.

Theo chuyên gia kinh tế - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc tăng tỷ giá trong những ngày gần đây không phải là hiện tượng nhất thời kéo dài trong một vài ngày mà có thể kéo dài trong cả năm 2018.

Ông cho biết ngoài nguyên nhân vĩ mô còn có nguyên nhân do nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm rất khả quan với GDP ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.

Khi GDP tăng cao sẽ có hiện tượng làm tăng lạm phát, khi lạm phát tăng sẽ gây áp lực tăng lên tỷ giá. Giá trị của tiền đồng suy giảm thì tỷ giá của tiền đồng đối với USD sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 có dấu hiệu nhập siêu. Từ nay đến cuối năm nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì nhu cầu của USD tăng lên từ đó gây nên áp lực tăng tỷ giá.

Ông Hiếu nhận định trong 6 tháng cuối năm 2018, tỷ giá có xu hướng tăng lên từ 1%-3% so với đầu năm. Nếu tỷ giá tăng thêm 1% là bình thường, có tác dụng hỗ trợ cho xuất khẩu. Nếu tăng đến 3% thì vẫn ở trong biên độ biến động mà Ngân hàng Nhà nước có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, tỷ giá liên tục tăng cao là tín hiệu không mấy khả quan, nhất là vào nửa cuối năm khi nhu cầu sử dụng USD tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

"Tỷ giá tăng không có lợi cho việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ kéo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo như, xăng dầu, điện nước, giá y tế, giáo dục. Như vậy, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá bán USD tại ngân hàng thương mại đồng loạt vượt 23.000 đồng